Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác
Giáo án Toán 8 Bài 1: Đa giác. Đa giác đều
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nắm vững khái niệm về đa giác, đa giác lồi, nắm vững các công thức tính tổng số đo các góc của 1 đa giác.
– Vẽ và nhận biết được 1 số đa giác lồi, 1 số đa giác đều, biết vẽ các trục đối xứng, tâm đối xứng (nếu có) của 1 đa giác. Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niêm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng.
2. Kỹ năng:
– HS quan sát hình vẽ, biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của 1 đa giác.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Nhận biết và biết cách vẽ đa giác. Biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của 1 đa giác.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– bảng phụ ?3 và bài tập 4 (tr115-SGK), thước thẳng.
2. Học sinh:
– Thước thẳng, ôn tập lại các khái niệm về tứ giác.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: xen trong bài học.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (13’) |
||
– Treo bảng phụ vẽ hình 112 –117 – Giới thiệu t/c của các đoạn thẳng, và các yếu tố đỉnh, cạnh của 2 đa giác H114, H117 – Gọi HS nhắc lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi – Nêu ?1 cho HS thực hiện – Hỏi: Hình nào trên bảng là đa giác lồi? – Thế nào là đa giác lồi? Nêu ?2, gọi HS trả lời – Treo hình vẽ 119 sgk cho HS thực hiện ?3 – Nói thêm: đa giác có n đỉnh (n ≥ 3) gọi là hình n-giác hay n-cạnh, với n = 3, 4,…, 9, 10 gọi là gì? |
– Quan sát hình vẽ ở bảng phụ – Nghe GV giới thiệu – Nhắc lại định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi… – Xem hình 118 và trả lời ?1: 2đoạn thẳng AE, ED có 1 điểm chung lại cùng nằm trên 1 đường thẳng – Hình 115,116,117 là đa giác lồi. – Nêu định nghĩa như SGK(p.114) Đáp: khi vẽ một đường thẳng qua cạnh của đa giác thì đa giác nằm ở 2 nửa mặt phẳng … – Nhìn hình 119, trả lời ?3 HS gọi tên đỉnh, cạnh, đường chéo, góc… của một đa giác – Trả lời: htứ giác, …, hình 9 cạnh, hình 10 cạnh…. |
1) Khái niệm về đa giác: Định nghĩa: (sgk) Các đỉnh: A,B,C,D,E Các cạnh: AB, BC, CD, DE, EA Các đường chéo: AC, AD, BD, BE, CE Các góc: |
2. Đa giác đều (10’) |
||
– Treo bảng phụ vẽ hình 120 – Giới thiệu: đây là các ví dụ về đa giác đều – Hỏi: Thế nào là đa giác đều? GV nhắc lại định nghĩa và ghi bảng – Nêu ?4 cho HS thực hiện – Mỗi đa giác đều trong hình 120 có mấy trục đối xứng ? Có mấy tâm đối xứng? – GV chốt lại và vẽ vào hình cho HS thấy rõ hơn |
Quan sát hình vẽ – Phát biểu định nghĩa đa giác đều – HS lặp lại cho chính xác và ghi bài. – Thực hiện ?4 – Trả lời: + ∆đều có 3 trục đxứng. + H`vuông có 4 trục đối xứng,1 tâm đxứng là giao điểm của 2 đường chéo + Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng + Lục giác đều có 6 trục đối xứng và 1 tâm đối xứng |
2) Đa giác đều: Định nghiã: Đa giác đều là đa giác có tất cả cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau |
Hoạt động 3: Luyện tập (15’) |
||
Bài 1 trang 115 SGK – Cho HS đọc đề bài – Cho HS lên bảng làm bài – Cho HS khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm Bài 2 trang 115 SGK – Cho HS đọc đề bài – Cho HS lên bảng làm bài – Cho HS khác nhận xét Bài 4 trang 115 SGK – Treo bảng phụ vẽ sẵn bài 4 – Gọi HS lên bảng làm – Cho HS khác nhận xét – Nhận xét cho điểm (nếu được) |
– HS đọc đề bài – HS lên bảng vẽ phác hoạ – Cho HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở – HS đọc đề bài – HS suy nghĩ và trả lời: a) Hình thoi có các cạnh bằng nhau nhưng các góc không bằng nhau) b) Hình chữ nhật có các góc bằng nhau nhưng các cạnh không bằng nhau – HS khác nhận xét – HS quan sát hình – HS làm ở bảng – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở |
Bài 1 trang 115 SGK Hãy vẽ phác hoạ một lục giác lồi. Hãy nêu cách nhận biết một đa giác lồi Bài 2 trang 115 SGK Cho ví dụ về đa giác không đều trong mỗi trường hợp sau a) Có tất cả các cạnh bằng nhau b) Có tất cả các góc bằng nhau Bài 4 trang 115 SGK |
Hoạt động 4: Vận dụng (5’) |
||
– BT 1(tr115- SGK): Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. – BT 4 (tr115- SGK): Cả lớp thảo luận nhóm. – Tính số đường chéo của đa giác n cạnh. |
||
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
Giáo án Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nêu lên được công thức tính diện tích HCN, hình vuông, tam giác, các tính chất của diện tích.
– HS hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Biết vận dụng công thức để tính toán trong thực tế đo lường.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ, cụng cụ đo vẽ.
2. Học sinh:
– Compa, thước, eke.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Nêu đ/n đa giác lồi, đa giác đều. Hãy kể tên 1 số đa giác mà em biết.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề – Gọi HS lên bảng làm bài – Cả lớp cùng làm bài – Kiểm tra bài tập về nhà của HS – Cho HS khác nhận xét – GV đánh giá, cho điểm |
– HS đọc đề bài – HS lên bảng làm bài 1/ (n – 2).180 2/ Lục giác đều: ((6 – 2).180)/6 = 1200 Ngũ giác đều: ((5 – 2).180)/6 = 1080 – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở |
1/ Viết công thức tính tổng số đo của các góc của hình n giác (4đ) 2/ Tính số đo một góc của hình lục giác đều, ngũ giác đều (6đ) |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
– Giới thiệu khái niệm như SGK – Treo hình vẽ 121 – Yêu cầu HS làm ?1 – Thế nào là diện tích đa giác ? – Quan hệ giữa diện tích của đa giác với một số thực – Giới thiệu tính chất, Kí hiệu |
– HS chú ý nghe – Quan sát hình vẽ 121, HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm và trả lời ?1 – Dtích A = Dtích B – Dtích D có 8 đơn vị, còn C chỉ có 2 – Dtích E lớn hơn dtích C – HS phát biểu SGK trang 117 – HS đọc các tính chất của diên tích đa giác |
1/ Khái niệm diện tích đa giác: – Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác gọi là diện tích của đa giác đó – Mỗi đa giác có một diện tích xác định, diện tích đa giác là một số dương – Tính chất của diện tích đa giác: SGK trang 116 Kí hiệu: S |
2: Công thức tính diện tích hình chữ nhật (7’) |
||
– Tính diện tích hcn có chiều dài 5cm, chiều rộng là 3 cm – Nếu chiều dài là a chiều rộng là b thì S = ? – Phát biểu định lí tính diện tích hình chữ nhật |
– S = 5. 3 = 15 – S = a.b – HS phát biểu SGK trang 117 |
2/ Công thức tính diện tích hình chữ nhật: Diện tích hcn bằng tích hai kích thước của nó S = a. b |
3: Công thức tính diện tích hình vuông,tam giác vuông (14’) |
||
– Yêu cầu HS làm ?2 – Cho HS khác nhận xét – Tính chất của đa giác đã được vận dụng như thế nào để khi chứng minh diện tích tam giác vuông ? |
– Diện tích hình vuông: S = a2 – Diện tích tam giác vuông: S = ½ a.b – HS khác nhận xét – Vì hình chữ nhật được chia thành hai tam giác vuông nên tam giác vuông có diện tích bằng nửa diện tích hcn |
3/ Công thức tính diện tích hình vuông,tam giác vuông a) Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó S = a2 b) Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông S = ½ a.b |
Hoạt động 3: Luyện tập (5’) |
||
Bài 6 trang 118 SGK – Treo bảng phụ ghi bài – Cho 3 HS lên bảng làm bài – Cho HS khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm |
– HS đọc đề bài – HS lên bảng làm bài a) S2 = (2a). b = 2 (a.b) = 2S1 Vậy diện tích tăng hai lần b) S2 = (3a). (3b) = 9 (a.b) = 9 S1 Vậy diện tích tăng chín lần c) S2 = a.4).(b:4) = ab = S1 Vậy diện tích không đổi – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở |
Bài 6 trang 118 SGK Diện tích hcn thay đổi như thế nào nếu: a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi b) Chiểu dài và chiều rộng tăng 3 lần c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần |
Hoạt động 4: vận dụng (1’) |
||
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Học theo SGK, nắm chắc 3 công thức tính diện tích tam giác vuông, HCN và hình vuông.
– Làm các bài tập 7, 9, 10 (tr118, 119 – SGK), các bài 13, 15, 16, 17, 18 (tr127-SBT).
– Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Giáo án Toán 8 Bài 3: Diện tích tam giác
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS phát biểu được công thức tính diện tích tam giác, các t/c của diện tích.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán
– Biết cách vẽ HCN và các tam giác có diện tích bằng diện tích cho trước.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, giấy rời, kéo, keo dán.
2. Học sinh:
– Compa, thước, giấy rời, kéo, keo dán.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Viết công thức tính diện tích HCN, Hình vuông, tam giác vuông. Nêu cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác vuông dựa vào HCN.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động(10’) |
||||||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra – Cả lớp cùng làm bài – GV nhắc nhở HS chưa tập trung – Hết thời gian GV thu bài |
– HS cả lớp cùng làm vào giấy (kiểm tra 10’) |
1. Phát biểu và viết công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông? 2. Cho diện tích của 1 hình chữ nhật bằng 20cm2 ; hai kích thứơc của nó là x(cm) và y(cm). Hãy điền vào ô trống trong bảng sau: |
||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||||||
– Gọi HS nêu công thức tính diện tích tam giác – Hãy phát biểu bằng lời công thức trên? – GV ghi định lí và công thức lên bảng. Gọi HS ghi Gt-Kl – Cho HS xem hình 126 Sgk để tìm hiểu vị trí của H đối với cạnh BC. – GV gắn các tấm bìa hình tam giác (3 dạng), lần lượt ơ các bìa tam giác vuông AHB, AHC trên nền tam giác nhọn ABC để gợi ý cho HS chứng minh định lí. Gọi HS chứng minh ở bảng – GV nói: trong cả ba trường hợp ta đều có thể chứng minh được công thức tính diện tích tam giác bằng nửa tích dộ dài 1 cạnh với chiều cao tương ứng. |
– HS nêu công thức: S∆ = ½ a.h – HS phát biểu định lí và ghi vào vở – HS lặp lại (3 lần) – HS ghi tóm tắt Gt-Kl (một HS ghi bảng) Quan sát hình 126 và nêu nhận xét vị trí điểm H đối với cạnh BC a) H≡B → ∆ABC vuông tại B b) H nằm giữa B, C → ∆ABC nhọn c) H nằm ngoài B, C→ ∆ABC tù Chứng minh (3HS lên bảng cm) |
Định lí: (SGK trang 120) |
||||
Thực hành cắt dán, tìm lại công thức tính diện tích hcn (10’) |
||||||
Nêu ? Gọi HS thực hiện Treo bảng phụ vẽ hình gợi ý cho HS cắt dán: |
Sử dụng giấy màu, kéo, keo dán và các bảng nền – Xem gợi ý và thực hành theo tổ. |
? Hãy cắt tam giác thành 3 mãnh để ghép lại thành một hình chữ nhật. |
||||
Hoạt động 3: Luyện tập (8’) |
||||||
– Nêu bài tập 16 cho HS thực hiện – Gợi ý: Vận dụng công thức tính Scn và S∆ – Nêu bài tập 20, cho HS đọc đề bài – Gợi ý: – Tương tự cách cắt ghép hình – MN là đường trung bình của ∆ABC |
HS giải: Ở mỗi hình ta đều có: Scn = a.h và S∆ = ½ a.h ⇒ S∆ = ½ Scn HS đọc đề bài 20 sgk Thực hành giải theo nhóm: ∆EBM = ∆KAM ⇒ SEBM = SKAM ∆DCN = ∆KAN ⇒ SDCN = SKAN SABC = SKAM + SMBCN + SKAN (1) SBCDE = SEBM + SMBCN + SDCN (2) (1), (2)⇒ SABC = SBCDE = ½ BC.AH |
Bài 16 trang SGK Bài tập 20 SGK |
||||
Hoạt động 4: Vận dụng (1’) |
||||||
|
||||||
5. MỞ RỘNG |
||||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
Giáo án Toán 8 Bài 4: Diện tích hình thang
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nêu lên được công thức tính diện tích hình thang, HBH và các tính chất của diện tích.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức + tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích.
– HS biết cách vẽ HBH hay HCN có diện tích bằng diện tích của HBH cho trước, nắm được cách chứng minh định lý về diện tích hình thang, HBH.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
– Vẽ hình, tính diện tích hình thang, HBH.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ + Dụng cụ vẽ.
2. Học sinh:
– Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Nêu công thức tính diện tích của tam giác, HCN.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (10’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra – Kiểm tra bài tập về nhà của HS – Thu bài làm một vài em – Cho HS nhận xét ở bảng, sửa sai (nếu có) – Đánh giá, cho điểm |
– Một HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. SABCD = SADC + SABC SADC = ½ DC. AH SABC = ½ AB.AH Suy ra: SABCD = ½ AH.(DC + AB) = ½h.(a + b) – HS nhận xét ở bảng, tự sửa sai (nếu có) |
Cho hình vẽ: Hãy điền vào chỗ trống: SABCD = S……… + S……….. SADC =…… SABC =…… Suy ra SABCD =…….. |
– Từ công thức tính diện tích tam giác cóa tính được công tức diện tích hình thang hay không ? Để biết được điều đó chúng ta vào bài học hôm nay |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (12’) |
||
– Như trên, chúng ta vừa tìm được công thức tính diện tích hình thang. Nếu cho AB = a, CD = b và AH = h, ta sẽ có công thức tính hình thang là gì ? – Hãy phát biểu bằng lời công thức đó? – Ta đã vận dụng kiến thức nào để chứng minh được công thức? |
– HS nêu công thức: Shthang = ½ (a+b).h – HS phát biểu định lí và ghi vào vở – HS lặp lại (3 lần) HS trả lời: Đã vận dụng tính chất cơ bản về diện tích và công thức tính diện tích tam giác. |
1. Công thức tính diện tích hình thang: Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao. S = ½ (a + b).h |
2: Diện tích hình bình hành (7’) |
||
– Yêu cầu HS đọc ?2 – Gợi ý: Hình bhành là một hình thang đặc biệt, đó là gì? – Từ đó hãy suy ra công thức tính diện tích hbhành? (Ta đã dùng phương pháp đặc biệt hoá) – Từ công thức hãy phát biểu bằng lời? – Nêu ví dụ ở sgk trang 124 |
– HS đọc ?2 – Trả lời: hình bình hành là hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau. – Thực hiện ?2: Shbh = ½ (a+a).h = ½ 2a.h = a.h – HS phát biểu và ghi bài – HS đọc ví dụ và thực hành vẽ hình theo yêu cầu. |
2. Công thức tính diện tích hình bình hành: S = a.h Diện tích hình bình hành bằng tích một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó. 3. Ví dụ: (Sgk trang 124) |
Hoạt động 3: Luyện tập (13’) |
||
Bài 26 trang 125 SGK Nêu bài tập 26 cho HS thực hiện Vẽ hình 26 (trang 125) – Nêu bài tập 27. Treo bảng phụ vẽ hình 141 – Hỏi: vì sao SABCD = SABEF ? |
– HS giải: ABCD là hchữ nhật nên BC ⊥ DE SABED = ½ (AB+DE).BC = ½ (23+31).36 = 972 (cm2) Nhìn hình vẽ, đứng tại chỗ trả lời: Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEF có cùng diện tích vì có chung một cạnh, chiều cao của hbhành là chiều rộng của hình chữ nhật. |
|
Hoạt động 4: Vận dụng (2’) |
||
* Cách vẽ HCN có cùng diện tích với HBH: – Lấy 1 cạnh của hình bình hành làm 1 cạnh của hcn. – KÐo dµi cạnh ®èi của hình bình hành, kẻ đường thẳng vuông góc với cạnh đó xuất phát từ 2 đầu đoạn thẳng của cạnh ban đầu. |
||
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Làm các bài tập 28, 29, 31 (tr126 – SGK).
– Ôn tập lại các công thức tính diện tích các hình, nêu mối quan hệ giữa hình thang, HBH, HCN.
Giáo án Toán 8 Bài 5: Diện tích hình thoi
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS phát biểu được và nắm vững các công thức tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
– HS hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức và tính chất diện tích để tính diện tích hình thoi.
– HS có kỹ năng vẽ hình.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Vẽ hình, tính diện tích hình thoi và tứ giác có hai đường chéo vuông góc, rèn tính kiên trì trong suy luận.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2. Học sinh:
– Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
– Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích hình thang, HBH.
– Khi nối chung 2 điểm đáy hình thang tại sao ta được 2 hình thang có diện tích bằng nhau.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
Cho tứ giác ABCD có AC ⊥ BD tại H (hình vẽ) Hãy điền vào chỗ trống: SABCD = S……… + S……….. SABC =…… SADC =…… Suy ra SABCD =…….. |
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra – Kiểm tra bài tập về nhà của HS – Thu bài làm một vài em – Cho HS nhận xét ở bảng, sửa sai (nếu có) – Đánh giá, cho điểm |
– Một HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. SABCD = SADC + SABC SADC = ½ AC. BH SABC = ½ AC.DH Suy ra: SABCD = ½ AC.(BH+DH) = ½ AC.BD – HS nhận xét ở bảng, tự sửa sai (nếu có) |
Giới thiệu bài mới (1’) |
||
§5. DIỆN TÍCH HÌNH THOI |
– Tính diện tích hình thoi theo hai đường chéo như thế nào ? Để biết được điều đó chúng ta vào bài học hôm nay |
– HS chú ý nghe và ghi đề bài |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
1. Cách tìm diện tích của một tứ giác có hai đchéo vuông góc SABCD = ½ AC.BD |
– Trong phần kiểm tra chúng ta đã tìm ra công thức tính diện tích tứ giác đặc biệt nào? – Viết lại công thức tính đó? |
– Trả lời: tứ giác có hai đường chéo vuông góc – Viết công thức và vẽ hình vào vở |
Diện tích hình thoi (9’) |
||
2. Công thức tính diện tích hình thoi: |
– Yêu cầu HS đọc ?2 – Gợi ý: đường chéo hình thoi có gì đặc biệt? – Từ đó hãy suy ra công thức tính diện tích hình thoi? (với hai đường chéo là d1 và d2) – Nhưng hình thoi còn là hình bình hành, vậy em có suy nghĩ gì về công thức tính diện tích hình thoi ? |
– HS đọc ?2 – Trả lời: Hthoi có hai đường chéo vuông góc. – Công thức: Shthoi = ½ d1.d2 – Đọc ?3, trả lời: Shthoi = a.h |
Hoạt động 5: Luyện tập (12’) |
||
3. Ví dụ: Cho AB = 30 cm; CD = 50 cm SABCD = 800m2; E,G,M,N là trung điểm các cạnh hình thang ABCD. + Tứ giác ABCD là hình gì? + Tính SMENG |
– Nêu ví dụ – Treo bảng phụ vẽ hình 147 (chưa vẽ hai đoạn MN và EG). – Cho HS chứng minh hình tính tứ giác MENG – Vẽ thêm MN và EG. Hỏi: MN là gì trên hình vẽ? – Gọi HS nêu cách tìm diện tích hình thoi MENG. – Cho HS xem lại bài giải ở sgk |
– HS đọc ví dụ, vẽ hình vào vở – Nhìn hình vẽ để chứng minh hình tình tứ giác MENG (kẻ thêm đường chéo AC và BD) ⇒ MENG là hình thoi. Đáp MN là đtb của hình thang ABCD cũng là đchéo của hình thoi MENG. SMENG = ½ MN.EG, mà EG = AH – Tìm AH từ công thức tính SABCD |
Hoạt động 4: Vận dụng (10’) |
||
Bài 33 trang 128 SGK Vẽ hcn ACEF sao cho SABCD = SACEF |
Bài 33 trang 128 SGK – Nêu bài tập 33 (sgk) – Nếu lấy một cạnh của hcn là đường chéo AC của hthoi ABCD ta cần chiều rộng là bao nhiêu? (lưu ý SACEF = SABCD) – Ta dựng hình chữ nhật như thế nào? (gọi một HS lên bảng) – Nhận xét, sửa sai (nếu có) – Nếu lấy BD làm một cạnh hình chữ nhật ? |
– Đọc đề bài, nêu GT– KL – Thảo luận theo nhóm cùng bàn và trả lời: SABCD= ½ AC.BD; SACEF = AC.x ⇒ ½ AC.BD = AC.x ⇒ x = ½ BD vậy cạnh kia của hcn = ½ BD – Một HS lên bảng vẽ hình và chứng minh SABCD = SACEF – Tương tự … |
Hoạt động 5: Mở rộng (1’) |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
|
|
Giáo án Toán 8 Bài 6: Diện tích đa giác
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: – HS phát biểu được và nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản (hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang). Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản có công thức tính diện tích
– HS hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi
2. Kỹ năng: HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích.
– HS có kỹ năng vẽ, đo hình
3. Phát triển năng lực: Kiên trì trong suy luận tính diện tích các đa giác đặc biệt và đa giác chưa có công thức tính diện tích.
4.Thái độ: – cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
– Tự giác, hợp tác tích cực
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, compa, thước thẳng, máy tính
2. Häc sinh: Thước compa, đo độ, ê ke.
C. phương pháp
– Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
? Nhắc lại tất cả các công thức tính diện tích các hình đã học.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
– GV nêu câu hỏi |
– HS đứng tại chỗ, trả lời. |
– Phát biểu, viết công thức tính Shthoi ? |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Cho các đa giác bất kì, hãy nêu pp có thể dùng để tính dtích các đa giác? (treo bảng phụ hình 148, 149) Hướng dẫn HS cách thực hiện chia đa giác thành các tam giác, tứ giác có thể tính được diện tích dễ dàng |
Vẽ các đa giác vào vở, suy nghĩ và trả lời: – Chia đa giác thành những ∆, hình thang… – Tính diện tích các tam giác, hình thang đó. – Vận dụng tính chất về diện tích đa giác ta có được diện tích cần tính. |
1. Cách tính diện tích của một đa giác bất kì: – Chia đa thức thành những ∆, hthang… – Tính diện tích đa giác được đưa về tính dtích của những ∆, hthang … |
Thực hành (10’) |
||
– Nêu ví dụ, treo bảng phụ vẽ hình 150, cho HS thực hành theo nhóm. – Theo dõi các nhóm thực hiện – Cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày. – Yêu cầu các nhóm khác góp ý – Giáo viên nhận xét, kết luận. |
– Nhìn hình vẽ, thảo luận theo nhóm dể tìm cách tính diện tích đa giác ABCDEGHI. Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình: SAIH = ½ AH.IK = … SABGH = AB. AH = … SCDEG = ½ (DE+CG)DC = … = … SABCDEGHI = SAHI + SABGH + SCDEG = … – Các nhóm khác góp ý kiến. |
2. Ví dụ: Tính diện tích đa giác ABCDEGHI trên hình vẽ: |
Hoạt động 3: Luyện tập (7’) |
||
– Cho HS làm bài tập 37 Sgk trang 130: Hãy thực phép đo (chính xác đến mm). Tính diện tích hình ABCDE (H.152 sgk)? (Cần đo những đoạn nào?) – GV thu và chấm bài làm một vài HS |
– Đọc đề bài (sgk) Làm việc cá nhân: Đo độ dài các đoạn thẳng (AC, BG, AH HK, KC, HE, KD) trong sgk Tính các diện tích: SABC = ½ AC.BG SAHE = ½ AH. HE SHKDE = ½ (HE+KD).HK SKDC = ½ KD.KC S = SABC+SAHE+SHKDE+SKDC |
Bài 37 trang 130 SGK SABCDE ? |
Hoạt động 4: Vận dụng (7’) |
||
– Nêu bài tập 38 (sgk): Dữ kiện của bài toán được cho trên hình vẽ. Hãy tính diện tích con đường EBGF và diện tích phần còn lại? |
– Đọc đề bài, vẽ hình. – Nêu cách tính và làm vào vở, một HS làm ở bảng: Diện tích con đường: SEBGF = 50.120 = 6000 (m2) Diện tích đám đất: SABCD = 150.120 = 18000 (m2) Diện tích đất còn lại: 18000 – 6000 = 12000 (m2) |
Bài 38 trang 130 SGK |
Hoạt động 5: Mở rộng (5’) |
||
4. Hướng dẫn học sinh tự học(1p)
– Học theo SGK, ôn tập tập các câu hỏi tr131 SGK.
– Làm bài tập trang 131, 132, 133- SGK
– Ôn tập lại công thức tính diện tích các hình.
Xem thêm