Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 11+12: Hình thoi – Hình vuông
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS được ôn tập củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về HBH, HCN, hình thoi, HV (chủ yếu hình thoi và hình vuông).
– Kiểm tra việc nắm bài của HS qua việc kiểm tra 15′.
2. Kỹ năng:
– Biết cách lập luận chứng minh, cách trình bày lời giải 1 bài toán chứng minh, cách trình bày lời giải 1 bài toán xác định hình 1 tứ giác.
– Rèn luyện kỹ năng vẽ hình.
– Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh và trong bài toán thực tế.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Biết vẽ hình và vận dụng tính chất dấu hiệu vào làm bài toán.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ ghi nội dung bài 83 (tr109-SGK), thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh:
– Ôn lại tính chất của hình vuông, thước thẳng.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
§Ò: Cho tam giác ABC vuông tại A(AB > AC), M là trung điểm của AB, P là điểm nằm trong ∆ABC sao cho MP ⊥ AB. Trên tia đối của tia MP lấy điểm Q sao cho MP = MQ
1) Chứng minh tứ giác APBQ là hình thoi
2) Qua C vẽ đường thẳng song song với BP cắt tia QP tại E. Chứng minh tứ giác ACEQ là hình bình hành.
3) GỌi N là giao điểm của PE và BC. Chứng minh AC = 2MN.
Bài giải:
Vẽ hình đúng 1 điểm/
1. Chứng minh:
Tứ giác APBQ có:
BM = AM (gt); MQ = MP (gt); AB ⊥ QP (gt) (2,5 điểm).
Nên tứ giác APBQ là hình thoi (0,5 điểm).
2/ Ta có: EC// BP (gt) ; BP //AQ (tứ giác APBQ là hình thoi) (1,25 điểm).
⇒ EC // AQ mà QE // AC (cùng vuông góc với AB) (1,25 điểm).
Vậy tứ giác ACEQ là hình bình hành (0,5 điểm).
3/ Gọi N là giao điểm của PE và BC
Ta có EC = AQ (tứ giác ACEQ là hình bình hành )
AQ = PB (tứ giác APBQ là hình thoi)
Do đó EC = PB (1,25 điểm).
Mà EC // PB (gt)
Vậy tứ giác CEBP là hình bình hành.
⇒ BN = CN mà BM = AM (gt)
⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABC (1,25 điểm).
⇒ AC = 2MN (0,5 điểm).
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề kiểm tra – Gọi một HS lên bảng – Cả lớp cùng theo dõi – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét – Đánh giá cho điểm – GV nhắc lại định nghĩa, tính chất của hình vuông và nói lại cách giải câu 2 cho HS nắm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào nháp (có thể vẽ hình để giải thích sự đúng sai của mỗi câu) – HS tham gia nhận xét |
1. Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông. (5đ) 2. Cho hình vuông ABCD, có AE = BF = CG = DH. Chứng minh EFGH là hình vuông. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (32’) |
||
Bài 84 trang 109 SGK – Cho HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT-KL – Nêu hướng giải câu a? – Gọi một HS giải ở bảng câu a – Theo dõi HS làm bài – Cho cả lớp nhận xét và hoàn chỉnh ở bảng – Nêu yêu cầu câu b. Cho HS suy nghĩ và trả lời tại chỗ (ta xét dấu hiệu nào?) – Nêu yêu cầu câu c? GV yêu cầu HS hợp tác làm bài theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ Nhận xét, sửa sai, hoàn chỉnh bài giải cho HS Bài 84 trang 109 SGK – Cho HS đọc đề bài 85, vẽ hình và tóm tắt Gt-Kl – Cho HS quan sát hình vẽ và giải câu a – Cho một HS trình bày ở bảng (GV kiểm vở bài làm một vài HS) – Nêu yêu cầu câu b? cho HS trả lời tại chỗ là hình gì ? – Sau đó cho HS hợp tác giải theo nhóm, đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ – Theo dõi các nhóm làm việc, gợi ý, giúp đỡ khi cần. – Cho các nhóm trình bày, nhận xét, sửa sai chéo … – Trình bày lại bài giải |
– HS đọc đề bài, tóm tắt GT-Kl và vẽ hình (một HS làm ở bảng) – Đứng tại chỗ nêu cách giải – Một HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở câu a: DE//AB; DF//AC ⇒ DE//AF, DF//AE ⇒ AEDF là hình bhành – Suy nghĩ và trả lời: AD phải là phân giác của Â. Vậy D là giao diểm của tia phân giác  với BC thì hbh AEDF là hình thoi. – HS hợp tác nhóm để giải câu c: –  = 1v thì hbh AEDF là hcnhật – Nếu D là giao điểm của tia phân giác góc A với BC thì hcn AEDF có đường chéo AD là pgiác là hình vuông. – HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi Gt-Kl – HS làm việc cá nhân câu a: AE//DF và AE = DF ⇒ AEFD là hbh. Hbh AEFD có  = 1v nên là hcn, lại có AD = AE = ½ AB nên là hình vuông. – Hợp tác nhóm giải câu b: Tứ giác DEBF có EB//DF, EB = DF nên là hbh, do đó DE//BF. Tương tự AF//EC. Suy ra EMFN là hbhành. ADFE là hvuông (câu a) nên ME = MF và ME ⊥ MF. Hình bhành EMFN có M = 1v nên là hcn, lại có ME = MF nên là hvuông. – HS sửa bài vào vở |
Bài 84 trang 109 SGK Bài 85 trang 109 SGK |
Hoạt động 3,4: Vận dụng, mở rộng (5’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề – Cho HS lên bảng chọn – Cả lớp cùng làm – Cho HS khác nhận xét – GV hoàn chỉnh bài làm |
Trắc nghiệm: 1/ Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và một góc vuông là hình: a) Hình thoi b) HCN c) HBH d) Hình vuông 2/ Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau là hình: a) Hình thoi b) HCN c) HBH d) Hình vuông 3/ Tứ giác có 4 góc bằng nhau và hai đường chéo vuông góc là hình: a) Hình thoi b) HCN c) HBH d) Hình vuông |
5. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
Xem thêm