Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Nắm được khái niệm khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song, tính chất của các điểm cách 1 đường thẳng cho trước.
2. Kỹ năng:
– Biết cách vận dụng định lý về đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đường thẳng bằng nhau. Biết cách chứng tỏ 1 điểm nằm trên 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
– Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán ứng dụng trong thực tế.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Biết vận dụng kiến thức để vẽ hình và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng, giải được 1 số bài toán thực tế/
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Phấn màu, thước thẳng, compa.
2. Học sinh:
– Thước thẳng, ôn tập lại kiến thức về khoảng cách từ 1 điểm tới 1 đường thẳng.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết luyện tập.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (8’) |
||
– Treo bảng phụ ghi đề kiểm tra – Gọi một HS lên bảng – Cả lớp cùng làm bài – Kiểm tra bài tập về nhà của HS – Cho HS nhận xét – GV hoàn chỉnh và cho điểm Chốt lại các nội dung chính của bài… |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời làm – HS khác nhận xét – Tự sửa sai (nếu có) |
1. Phát biểu định nghĩa về khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. 2. Phát biểu về tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. 3. Cho CC’//DD’//EB và AC = CD = DE. Chứng minh AC’ = C’D’ = D’B |
Hoạt động 2: Luyện tập (35’) |
||
Bài 71 trang 103 SGK – Cho HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT-KL a) Muốn A, O, M thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì ? – Để O là trung điểm của AM ta cần làm gì ? – Cho HS hợp tác nhóm để làm câu a. Thời gian làm bài là 5’ – Gọi một HS giải ở bảng – Theo dõi HS làm bài – Cho cả lớp nhận xét ở bảng – GV hoàn chỉnh bài giải của HS hoặc ghi lời giải tóm tắt … b) Hướng dẫn: – Gọi P là trung điểm AB ⇒ ? – Gọi Q là trung điểm AC ⇒ ? ⇒ điều gì ? – Khi M di chuyển thì di chuyển trên đường nào ? c) Đường vuông góc và đường xiên đường nào ngắn hơn ? – AH là đường gì ? – AM là đường gì ? – Nên ta có điều gì ? – Vậy AM nhỏ nhất khi nào ? – Lúc đó M ở vị trí nào ? – Gọi HS lên bảng trình bày – Cho HS tham gia nhận xét – GV sửa sai cho các em hoặc trình bày nhanh lời giải mẫu các câu a, b, c ghi sẳn trên bảng phụ |
– HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT-KL – O là trung điểm của AM – Ta cần chứng minh ADME là hình chữ nhật – HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia nhóm hoạt động a) Ta có (gt) Tứ giác ADME là hình chữ nhật (có 3 góc vuông). Mà O là trung điểm của đường chéo DE Nên O cũng là trung điểm của đường chéo AM. Do đó A, O, M thẳng hàng. – HS tham gia nhận xét – HS sửa bài vào vở b) – OP // BM (OP là đường trung bình ) – OQ// MC (OQ là đường trung bình) – O thuộc đường trung bình PQ – Khi M di chuyển thì O di chuyển trên đường trung bình PQ c) Đường vuông góc ngắn hơn đường xiên – AH là đường vuông góc kẻ từ A đến BC – AM là đường xiên kẻ từ A đến BC – AM ≥ AH – AM = AH – M trùng với H – HS lên bảng trình bày – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở |
Bài 71 trang 103 SGK Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ M đến AB, ME là đường vuông góc kẻ từ M đến AC, O là trung điểm của DE Bài tập tương tự Cho tam giác ABC. Kẻ đường cao BD và CE. H là trực tâm của tam giác. Gọi M, N, P theo theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng BC,DE, AH. Chứng minh M,N,P thẳng hàng |
Hoạt động 3: Vận dụng-mở rộng (2’) |
||
GV yêu cầu HS nahwcs lại tập hợp + Đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước. + Đường trung trực của 1 đoạn thẳng. |
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Ôn tập lại các đ/n, t/c, dấu hiệu nhận biết của HBH, tính chất của tam giác cân.
– Học và làm bài tập 72 SGK.
– Chuẩn bị bài: Hình thoi.