Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 6: Đối xứng trục
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS phát biểu được sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục (2 điểm – 2 hình – đối xứng qua trục, trục đối xứng của 1 hình, hình có trục đối xứng).
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng vẽ hình đối xứng của 1 điểm của 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng, biết cách vận dụng tính chất 2 đoạn thẳng đối xứng qua 1 đường thẳng thì bằng nhau để giải các bài toán thực tế.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
– Phát triển kỹ năng vẽ hình, rèn kỹ năng vẽ hình đối xứng của 1 điểm, 1 đoạn thẳng qua trục đối xứng.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, phấn, bảng phụ.
2. Học sinh:
– Học và làm bài.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Nêu ĐN 2 điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng.
– Vẽ hình đối xứng của ∆ABC qua đường thẳng d.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (8’) |
||
– Treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp cùng làm – Kiểm tra bài tập về nhà của HS – Gọi HS nhận xét – GV đánh giá cho điểm |
– HS lên bảng điền – HS khác nhận xét |
1/ Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu ………. 2/ Bài 36a trang 87 Sgk |
Hoạt động 2: Luyện tập (35’) |
||
Bài 36a trang 87 Sgk – ∆AOB là tam giác gì ? Vì sao ? – Mà Ox là đường trung trực của AB nên ta có điều gì ? Suy ra ? – Tương tự ta có điều gì ? – Gọi HS lên bảng trình bày – Cho HS nhận xét Bài 39 trang 88 Sgk – Gọi HS vẽ hình. Nêu GT- KL a) C đối xứng với A qua d, Dd nên ta có điều gì ? – AD+DB= ? – Tương tự đối với điểm E ta có ? – AE+EB=? – Trong ∆BEC thì CB như thế nào với CE+EB ? – Từ (1)(2)(3) ta có điều gì ? – Cho HS lên bảng trình bày lại b) Vì AE+EB > BC suy ra? – Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là ? – Gọi HS nhận xét – GV hoàn chỉnh Bài 40 trang 88 Sgk – Treo bảng phụ ghi hình 61 – Cho HS nhận xét |
– ∆AOB là tam giác cân vì OB=OA – Nên Ox là tia phân giác của AÔB – HS lên bảng trình bày lại – HS khác nhận xét – HS lên bảng vẽ hình, nêu GT-KL – AD = CD – AD+DB = CD+DB = CB (1) – AE = EC – AE+EB = CE+EB (2) – CB < CE+EB (3) – AD+DB < AE+EB – HS lên bảng trình bày – AE+EB > AD+DB – Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB – HS nhận xét – HS quan sát và trả lời a) Có một trục đối xứng b) Có một trục đối xứng c) Không có trục đối xứng d) Có một trục đối xứng – HS khác nhận xét |
Bài 36a trang 87 Sgk Ta có ∆AOB là tam giác cân vì OB=OA Nên Ox là tia phân giác của AÔB Bài 39 trang 88 Sgk C đối xứng với A qua d, Dd nên AD = CD AD+DB=CD+DB = CB(1) Tương tự đối với điểm E ta có AE = EC ⇒ AE+EB = CE+EB (2) Trong ∆BEC thì CB< CE+EB (3) Từ (1)(2)(3) ta có AD+DB < AE+EB b) Vì AE+EB > BC suy ra AE+EB > AD+DB Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB Bài 40 trang 88 Sgk a) Có một trục đối xứng b) Có một trục đối xứng c) Không có trục đối xứng d) Có một trục đối xứng |
Hoạt động 3: Vận dụng (2’) |
||
Bài 41 trang 88 Sgk – Cho HS đọc và trả lời – Cho HS nhận xét – GV chốt lại vấn đề + Bất kì một đường kính nào cũng đều là trục đối xứng của đường tròn + Một đoạn thẳng có hai trục đối xứng là: đường trung trực của nó và đường thẳng chứa đoạn thẳng ấy |
– HS đọc đề và trả lời a) Đúng b) Đúng c) Đúng d) Sai – HS nhận xét – HS chú ý nghe và ghi vào vở |
Bài 41 trang 88 Sgk a) Nếu ba điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng b) Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau c) Một đường tròn có vô số trục đối xứng d) Một đoạn thẳng chỉ có một trục đối xứng |
Hoạt động 4: Mở rộng (2’) |
||
Bài 42 trang 88 Sgk ! Những chữ cái ta có thể gập lại để cắt sẽ có trục đối xứng – Về nhà xem “Có thể em chưa biết “ và xem trước bài mới §7. |
– HS ghi chú vào vở |
Bài 42 trang 88 Sgk |