Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 1: Tứ giác
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nêu lên được các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi, khái niệm: Hai đỉnh kề nhau, hai cạnh kề nhau, hai cạnh đối nhau, điểm trong, điểm ngoài của tứ giác và các tính chất của tứ giác.
– Tổng 4 góc cảu 1 tứ giác bằng 360o
2. Kỹ năng:
– HS tính được số đo của 1 góc khi biết được ba góc còn lại, vẽ được tứ giác khi biết số đo 4 cạnh và 1 đường chéo
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Nhận biết tình hình, tính số đo góc.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, 2 tranh vẽ hình 1 + 5 (SGK), bảng phụ.
2. Học sinh:
– Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Giới thiệu nội dung chương trình hình 8 và nội dung chương 1.
3. Bài mới
1. KHỞI ĐỘNG |
||
– Giới thiệu tổng quát kiến thức lớp 8, chương I, bài mới |
– HS nhe và ghi tên chương, bài vào vở. |
§1. TỨ GIÁC |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
– Treo hình 1,2 (sgk): Mỗi hình trên đều gồm 4 đoạn thẳng AB, BA, CD, DA. Hình nào có hai đoạn thẳng cùng thuộc một đường thẳng? – Các hình 1a,b,c đều được gọi là tứ giác, hình 2 không được gọi là tứ giác. Vậy theo em, thế nào là tứ giác ? – GV chốt lại (định nghĩa như SGK) và ghi bảng – GV giải thích rõ nội dung định nghĩa bốn đoạn thẳng liên tiếp, khép kín, không cùng trên một đường thẳng – Giới thiệu các yếu tố, cách gọi tên tứ giác. – Thực hiện ?1: đặt mép thước kẻ lên mỗi cạnh của tứ giác ở hình a, b, c rồi trả lời ?1 – GV chốt lại vấn đề và nêu định nghĩa tứ giác lồi – GV nêu và giải thích chú ý (sgk) – Treo bảng phụ hình 3. yêu cầu HS chia nhóm làm ?2 – GV quan sát nhắc nhở HS không tập trung – Đại diện nhóm trình bày |
– HS quan sát và trả lời (Hình 2 có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đoạn thẳng) – HS suy nghĩ – trả lời – HS1: (trả lời)… – HS2: (trả lời)… – HS nhắc lại (vài lần) và ghi vào vở – HS chú ý nghe và quan sát hình vẽ để khắc sâu kiến thức – Vẽ hình và ghi chú vào vở – Trả lời: hình a – HS nghe hiểu và nhắc lại định nghĩa tứ giác lồi – HS nghe hiểu – HS chia 4 nhóm làm trên bảng phụ – Thời gian 5’ a)* Đỉnh kề: A và B, B và C, C và D, D và A * Đỉnh đối nhau: B và D, A và D b) Đường chéo: BD, AC c) Cạnh kề: AB và BC, BC và CD,CD và DA, DA và AB d) Góc: A, B, C, D Góc đối nhau: A và C, B và D e) Điểm nằm trong: M, P Điểm nằm ngoài: N, Q |
1.Định nghĩa: © Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng Tứ giác ABCD (hay ADCB, BCDA, …) – Các đỉnh: A, B, C, D – Các cạnh: AB, BC, CD, DA. @Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong 1 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác ?2 |
2. Tổng các góc của một tứ giác (7’) |
||
– Vẽ tứ giác ABCD: Không tính (đo) số đo mỗi góc, hãy tính xem tổng số đo bốn góc của tứ giác bằng bao nhiêu? – Cho HS thực hiện ?3 theo nhóm nhỏ – Theo dõi, giúp các nhóm làm bài – Cho đại diện vài nhóm báo cáo – GV chốt lại vấn đề (nêu phương hướng và cách làm, rồi trình bày cụ thể) |
– HS suy nghĩ (không cần trả lời ngay) – HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV – Đại diện một vài nhóm nêu rõ cách làm và cho biết kết quả, còn lại nhận xét bổ sung, góp ý … – HS theo dõi ghi chép – Nêu kết luận (định lí), HS khác lặp lại vài lần. |
2. Tổng các góc của một tứ giác Kẻ đường chéo AC, ta có: A1 + B + C1 = 180o, A2 + D + C2 = 180o (A1 + A2) + B + (C1 + C2) + D = 360o vậy A + B + C + D = 360o Định lí: (Sgk) |
3. LUYỆN TẬP |
||
– Treo tranh vẽ 6 tứ giác như hình 5, 6 (sgk) gọi HS nhẩm tính ! câu d hình 5 sử dụng góc kề bù |
– HS tính nhẩm số đo góc x a) x=500 (hình 5) b) x=900 c) x=1150 d) x=750 a) x=1000 (hình 6) a) x=360 |
Bài 1 trang 66 Sgk a) x=500 (hình 5) b) x=900 c) x=1150 d) x=750 a) x=1000 (hình 6) a) x=360 |
4. VẬN DỤNG |
||
– Học bài: Nắm sự khác nhau giữa tứ giác và tứ giác lồi; tự chứng minh định lí tồng các góc trong tứ giác – Bài tập 2 trang 66 Sgk ! Sử dụng tổng các góc 1 tứ giác – Bài tập 3 trang 67 Sgk ! Tương tự bài 2 – Bài tập 4 trang 67 Sgk ! Sử dụng cách vẽ tam giác – Bài tập 5 trang 67 Sgk ! Sử dụng toạ độ để tìm |
– HS nghe dặn và ghi chú vào vở – Xem lại cách vẽ tam giác |
Bài tập 2 trang 66 Sgk Bài tập 3 trang 67 Sgk Bài tập 4 trang 67 Sgk Bài tập 5 trang 67 Sgk |
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
4. Hướng dẫn HS tự học (5P)
– Học và làm bài tập đầy đủ.
– Cần nắm chắc nội dung định lý tổng các góc của 1 tứ giác.
– BTVN: BT 1 b,c,d + 2 + 3 + 4 + 5 (SK-T67).
Xem thêm