Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập những hằng đẳng thức
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương vào các bài tập có yêu cầu cụ thể trong SGK.
Thái độ:Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ
– GV: Bảng phụ ghi các bài tập 17, 18, 20, 22, 23, 24a, 25a trang 11, 12 SGK ; phấn màu; máy tính bỏ túi; . . .
– HS: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, máy tính bỏ túi; . . .
– Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút).
HS1: Tính:
a) (x + 2y)2
b) (x – 3y)2.
HS2: Viết biểu thức x2+6x+9 dưới dạng bình phương của một tổng.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 20 trang 12 SGK. (6 phút). – Treo bảng phụ nội dung bài toán. – Để có câu trả lời đúng trước tiên ta phải tính (x + 2y)2, theo em dựa vào đâu để tính? – Nếu chúng ta tính (x + 2y)2 mà bằng x2 + 2xy + 4y2 thì kết quả đúng. Ngược lại, nếu tính (x + 2y)2 không bằng x2 + 2xy + 4y2 thì kết quả sai. – Lưu ý: Ta có thể thực hiện cách khác, viết x2 + 2xy + 4y2 dưới dạng bình phương của một tổng thì vẫn có kết luận như trên. |
– Đọc yêu cầu bài toán. – Ta dựa vào công thức bình phương của một tổng để tính (x + 2y)2. – Lắng nghe và thực hiện để có câu trả lời. – Lắng nghe và ghi bài. |
Bài tập 20 trang 12 SGK. Ta có: (x + 2y)2 = x2 + 2.x.2y + (2y)2 = x2 + 4xy + 4y2 Vậy x2 + 2xy + 4y2 x2 + 4xy + 4y2 Hay (x + 2y)2 = x2 + 2xy + 4y2 Do đó kết quả: x2 + 2xy + 4y2=(x + 2y)2 là sai. |
Hoạt động 2: Bài tập 22 trang 12 SGK. (10 phút). – Treo bảng phụ nội dung bài toán. – Hãy giải bài toán bằng phiếu học tập. Gợi ý: Vận dụng công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học. – Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. |
– Đọc yêu cầu bài toán. – Vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương vào giải bài toán. – Lắng nghe, ghi bài. |
Bài tập 22 trang 12 SGK. a) 1012 Ta có: 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100.1 + 12 = 10000 + 200 + 1 = 10201 b) 1992 Ta có: 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200.1 + 12 = 40000 – 400 + 1 = 39601 c) 47.53 = (50 – 3)(50 + 3) = 502 – 32 = 2500 – 9 = 2491 |
Hoạt động 3: Bài tập 23 trang 12 SGK. (13 phút). – Treo bảng phụ nội dung bài toán. – Dạng bài toán chứng minh, ta chỉ cần biến đổi biểu thức một vế bằng vế còn lại. – Để biến đổi biểu thức của một vế ta dựa vào đâu? – Cho học sinh thực hiện phần chứng minh theo nhóm. – Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. – Hãy áp dụng vào giải các bài tập theo yêu cầu. – Cho học sinh thực hiện trên bảng. – Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán. – Chốt lại, qua bài toán này ta thấy rằng giữa bình phương của một tổng và bình phương của một hiệu có mối liên quan với nhau. |
– Đọc yêu cầu bài toán. – Để biến đổi biểu thức của một vế ta dựa vào công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương đã học. – Thực hiện lời giải theo nhóm và trình bày lời giải. – Lắng nghe, ghi bài. – Đọc yêu cầu vận dụng. – Thực hiện theo yêu cầu. – Lắng nghe, ghi bài. – Lắng nghe và vận dụng. |
Bài tập 23 trang 12 SGK. – Chứng minh:(a + b)2=(a – b)2 + 4ab Giải Xét (a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab = a2 + 2ab + b2 = (a + b)2 Vậy: (a + b)2=(a – b)2 + 4ab – Chứng minh: (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab Giải Xét (a + b)2 – 4ab = a2+ 2ab + b2 – 4ab = a2 – 2ab + b2 = (a – b)2 Vậy (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab Áp dụng: a) (a – b)2 biết a + b = 7 và a.b = 12 Giải Ta có: (a – b)2=(a + b)2 – 4ab = 72 – 4.12 = 49 – 48 = 1 b) (a + b)2 biết a – b = 20 và a.b = 3 Giải Ta có: (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab = 202 + 4.3 = 400 + 12 = 412 |
4. Củng cố: ( 5 phút)
Qua các bài tập vừa giải ta nhận thấy rằng nếu chứng minh một công thức thì ta chỉ biến đổi một trong hai vế để bằng vế còn lại dựa vào các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
– Xem lại các bài tập đã giải (nội dung, phương pháp).
– Giải tiếp ở nhà các bài tập 21, 24, 25b, c trang 12 SGK.
– Xem trước bài 4: “Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)” (đọc kĩ mục 4, 5 của bài).
Xem thêm