Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu
A. Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu
Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,…
– Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn sẵn như sách, báo, mạng Internet,…
Để có thể đưa ra các kết luận hợp lý, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
Số liệu có thể nhận giá trị tùy ý trong một khoảng nào đó được gọi là số liệu liên tục. Số liệu không phải là số liên tục được gọi là số liệu rời rạc.
Sơ đồ phân loại dữ liệu
Ví dụ:
Cho hai dãy dữ liệu như sau:
(1) Số học sinh các lớp 6 trong trường:
35 42 87 38 40 41 38.
(2) Tên món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình:
Bánh chưng, pizza, canh cua, gà rán, rau muống luộc, cá kho, rượu vang.
Trong các dãy dữ liệu trên, dãy (1) là dãy số liệu rời rạc. Giá trị 87 không hợp lý vì theo quy định, mỗi lớp ở bậc THCS thường có không quá 45 học sinh. Thực tế, do điều kiện khó khăn một số lớp có số học sinh nhiều hơn 45 nhưng không lớp nào có 87 học sinh. Do đó 87 là số liệu không hợp lí.
Dãy (2) là dãy dữ liệu không là số, không thể sắp xếp thứ tự. “Rượu vang” là dữ liệu không hợp lí vì đây không phải là tên món ăn mà là tên một loại đồ uống.
B. Bài tập Thu thập và phân loại dữ liệu
Bài 1: Dữ liệu thu được trong mỗi câu hỏi sau thuộc loại nào?
a) Cân nặng của các thành viên trong gia đình.
b) Số sản phẩm công nhân làm được trong 1 ngày tại phân xưởng.
c) Điện thoại bạn đang dùng là gì?
Hướng dẫn giải
a) Tùy vào cân nặng của từng thành viên trong gia đình thì kết quả cân nặng là khác nhau nhưng sẽ thuộc cùng một loại dữ liệu. Dữ liệu là số liệu rời rạc.
b) Dữ liệu là số liệu rời rạc.
c) Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.
Bài 2: Nên sử dụng phương pháp thu thập nào để thu được mỗi dữ liệu sau?
a) Số bạn thuận tay trái trong lớp.
b) Ý kiến của các bạn về địa điểm trại hè.
c) Tên của các quốc gia Đông Nam Á.
d) Nhiệt độ sôi của một chất.
Hướng dẫn giải
a) Để thu thập dữ liệu về số bạn thuận tay trái trong lớp, ta có thể quan sát hoặc lập bảng hỏi về mỗi bạn rồi ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
b) Để thu thập dữ liệu ý kiến của các bạn về địa điểm trại hè, ta lập bảng hỏi về ý kiến của mỗi bạn rồi ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
c) Để thu thập dữ liệu tên của các quốc gia Đông Nam Á, cách tốt nhất là tìm kiếm thông tin trên mang Internet. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.
d) Để thu được dữ liệu “Nhiệt độ sôi của một số chất”, ta tiến hành làm thí nghiệm để đo nhiệt độ sôi của các chất. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 15: Định lí Thalès trong tam giác
Lý thuyết Bài 16: Đường trung bình của tam giác
Lý thuyết Bài 17: Tính chất đường phân giác của tam giác
Lý thuyết Bài 18: Thu thập và phân loại dữ liệu
Lý thuyết Bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
Lý thuyết Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết chương Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Chương 1: Đa thức
Lý thuyết Chương 2: Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng
Lý thuyết Chương 3: Tứ giác
Lý thuyết Chương 4: Định lí Thalès
Lý thuyết Chương 5: Dữ liệu và biểu đồ