Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài giảng Sinh học 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 trang 163 SGK Sinh học 11: Mô tả cấu tạo của một hoa mà em biết.
Phương pháp giải:
Ví dụ hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa mai.
Trả lời:
Cấu tạo 1 hoa gồm: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhụy.
Trả lời câu hỏi 2 trang 163 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 42.1 và: Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực). Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái).
Trả lời:
– Sự hình thành hạt phấn:
Từ mỗi một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n).
Các tế bào con này chưa phải là giao tử đực mà là các tiểu bào tử đơn bội (bào tử đực). Tiếp theo, mỗi tế bào (n) là tiểu bào tử đơn bội tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thể giao tử đực).
Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một vách chung dày, màu vàng do đó ta thấy hạt phấn có màu vàng. Đó là thể giao tử đực.
– Sự hình thành túi phôi:
Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n) xếp chồng đè lên nhau. Các tế bào con này chưa phải là giao tử cái mà là các bào tử đơn bội cái. Trong 4 đại bào tử đơn bội đó ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chì còn một tế bào sống sót. Tế bào sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên câu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi (hình 42.2). Túi phôi là thể giao tử cái.
Câu hỏi và bài tập (trang 166 SGK Sinh học 11)
Bài 1 trang 166 SGK Sinh học 11: Thụ phấn là gì, có mấy loại thụ phấn?
Trả lời:
Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy).
Có 2 hình thức thụ phấn:
* Tự thụ phấn: Hạt phấn của nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó hoặc hạt phấn từ nhị của một hoa rơi trên núm nhụy của một hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm.
* Thụ phấn chéo: Hạt phấn từ nhị của một hoa rơi và nảy mầm ở núm nhụy của một hoa trên những cây khác nhau cùng loài.
Bài 2 trang 166 SGK Sinh học 11: Thụ tinh kép là gì ?
Trả lời:
Thụ tinh kép: cùng một lúc giao tử đực thứ nhất (nhân thứ nhất) (n) thụ tinh với tế bào trứng (n) để hình thành hợp tử (2n) và giao tử đực thứ hai (nhân thứ hai) (n) kết hợp với tế bào lưỡng bội (2n) để hình thành nhân tam bội (3n) (khởi đầu của nội nhũ).
Bài 3 trang 166 SGK Sinh học 11: Trình bày nguồn gốc của quả và hạt.
Trả lời:
– Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.
– Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không do thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
– Quá trình hình thành quả xảy ra đồng thời với quá trình hình thành hạt.
Bài 4 trang 166 SGK Sinh học 11: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
a) Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
b) Hình thành nội nhũ cung cấp cho phôi phát triển.
c) Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
d) Hình thành nội nhũ, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Trả lời:
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
c sai, thụ tinh kép không cung cấp dinh dưỡng cho phôi mà chỉ hình thành nên bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng sau này sẽ cung cấp cho phôi.
b, d chưa đúng, vì một số loài, nội nhũ chỉ là 1 lớp màng mỏng, chất dinh dưỡng tích lũy trong 2 lá mầm.
Đáp án d đúng.
Bài 5 trang 166 SGK Sinh học 11: Nêu vai trò của quả đối với phát triển của thực vật và đời sống con người.
Trả lời:
– Vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật:
Sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi giống ở thực vật
Quả chín biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán hạt.
– Đối với con người: Quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường…) quan trọng cho con người.
Lý thuyết Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
I. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cấu tạo hoa
Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a. Hình thành hạt phấn
Tế bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt phấn (n).
b. Hình thành túi phôi
Tế bào noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa 8 tế bào (gồm 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng và 2 nhân cực) (thể giao tử cái).
II. QUÁ TRÌNH THỤ PHẤN VÀ THỤ TINH
1. Thụ phấn
– Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
– Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của cây thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn chéo (hạt phấn của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).
– Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ nước, gió, động vật (côn trùng, chim hoặc thú).
2. Thụ tinh
Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
Quá trình thụ tinh kép (Hạt kín): Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phân. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi → giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) → hợp tử (2n)
+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) → nhân nội nhũ (3n)
Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HẠT, QUẢ
1. Hình thành hạt
Noãn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.
Hợp tử phát triển thành phôi.
Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ (phôi nhũ)
– Hạt gồm vỏ hạt, phôi và nội nhũ.
– Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
2. Hình thành quả
– Bầu nhụy phát triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.
– Quả không có thụ tinh noãn → quả giả (quả đơn tính)
– Qúa trình chín của quả: bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)
– Quả tự phát tán hoặc phát tán nhờ động vật, gió…
PHÂN BIỆT SINH SẢN HỮU TÍNH VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT