Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Bài giảng Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Tiết 35 Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học : Sau khi học xong bài này, HS phải :
– Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.
– Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
– Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
– Giải thích được sự hình thành vòng năm.
– Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II. Kiến thức trọng tâm :
Các loại mô phân sinh ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm, phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
III. Phương pháp dạy học :
– Trực quan thông qua tranh vẽ.
– Vấn đáp, hoạt động nhóm,giảng giải.
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
– GV : + Tranh vẽ hình 34.1 và H.34.2
+ Phiếu học tập, bảng phụ.
– HS : Đọc trước bài mới.
V. Tiến trình tổ chức dạy học :
Họat động 1 :
HĐ của GV |
HĐ của HS |
Nội Dung |
GV: So sánh cây mít con và cây mít sau khi trồng được một năm về mặt kích thước? GV: Bổ sung thêm. GV: Sinh trưởng ở thực vật là gì? Cho ví dụ. GV hoàn chỉnh khái niệm. |
HS: Cây trồng được 1 năm cao, to hơn.
HS: Trả lời và cho ví dụ |
I.KHÁI NIỆM: Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. |
Hoạt động 2 :
HĐ của GV |
HĐ của HS |
Nội Dung |
(?) Thế nào là tế bào phân sinh? Mô là gì? Từ đó yêu cầu HS nêu định nghĩa mô phân sinh. GV:Yêu cầu HS quan sát H 34.1, H 34.2 và trả lời câu hỏi: (?) Ở H.34.1, cây nào thuộc lớp Hai lá mầm? cây nào thuộc lớp Một lá mầm?
(?) Có những mô phân sinh nào ở thân và rễ cây?
(?)Lóng cây Một lá mầm sinh trưởng dài ra nhờ mô phân sinh nào? (?) Những mô phân sinh nào chung, mô phân sinh nào riêng cho các lớp thực vật? (?) Vai trò của mô phân sinh đỉnh? Mô phân sinh bên? Mô phân sinh lóng? GV bổ sung hoàn chỉnh.
GV: +Nêu câu hỏi lệnh: Quan sát H34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp là gì? + Yêu cầu học sinh quan sát H34.2 ,thảo luận câu hỏi trên. GV: bổ sung , hoàn chỉnh.
GV : yêu cầu HS quan sát H34.3 và đặt câu hỏi: (?) Nhóm thực vật Một lá mầm hay Hai lá mầm sinh trưởng thứ cấp và kết quả của sinh trưởng đó là gì? GV: bổ sung (?) Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Mạch gỗ thứ cấp được sinh ra từ đâu?
(?) Sinh trưởng thứ cấp là gì? GV: – Phát phiếu học tập cho từng nhóm HS. – Yêu cầu HS quan sát H34.3 và hoàn thành phiếu học tập (xem phụ lục).
GV: Treo bảng phụ để hoàn thiện kiến thức.
GV: – Yêu cầu HS quan sát H34.4 và nêu cấu tạo của thân cây gỗ. (?) Những vòng đồng tâm của đa số thân cây gỗ gọi là gì? GV: Giải thích sơ lược sự hình thành vòng năm của cây GV: Yêu cầu HS nêu những ứng dụng hiểu biết về vòng năm trong thực tiễn GV: bổ sung GV: -Nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự sinh trưởng của thực vật. -Yêu cầu HS nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. GV: – Lưu ý ảnh hưởng của một số nhân tố đến thực vật. – Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của các nhân tố sinh trưởng vào thực tiễn trồng trọt.
|
HS: Dựa vào kiến thức đã học, SGK và trả lời. HS quan sát hình vẽ
H.34A: Hai lá mầm, H.34B:Một lá mầm – Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng – Mô phân lóng
HS trả lời
– HS:quan sát H.34.2, thảo luận: -Mô phân sinh ở đỉnh thân – Làm thân dài ra – ……..
HS quan sát hình 34.3, thảo luận và trả lời – Hai lá mầm – Làm tăng bề ngang của thân
HS : Tầng sinh bần, tầng sinh mạch
HS trả lời
HS: – Quan sát H34.3, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. – Đại diện một số nhóm trình bày. – Các nhóm khác bổ sung.
HS quan sát H34.4, đọc SGK và trả lời: – Vòng năm
HS trả lời
HS: di truyền, nước, ánh sáng…
– Tính tuổi cây – Đồ trang trí… |
I. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP 1. Các mô phân sinh Mô phân sinh là nhóm tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Mô phân sinh bên ở cây hai lá mầm, mô phân sinh lóng ở cây một lá mầm có ở thân.
2. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
3.Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên.
* Phân biệt sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp (Theo bảng phụ ở phần phụ lục ).
* Cấu tạo của thân cây gỗ: SGK.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng a. Yếu tố bên trong: – T ính di truyền. – Hoocmôn thực vật b. Yếu tố bên ngoài: – Nhiệt độ. – Nước. – Ánh sáng. – Ô xy. – Dinh dưỡng khoáng. |
HS chọn ý trả lời đúng nhất.
* Câu 1: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ C. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh lóng
* Câu 2 : Cây lim KHÔNG có loại mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh thân C. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh đỉnh rễ D. Mô phân sinh lóng
* Câu 3 : Kết quả của sinh trưởng thứ cấp của thân là gì?
A. Làm cho thân, rễ dài ra C. Tạo lóng nhờ mô phân sinh lóng
B. Tạo biểu bì tầng sinh bần, mạch rây D. Tạo vỏ, gỗ lõi, gỗ dác
VI. Dặn dò : – Đọc phần tóm tắt.
– Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK.
– Đọc trước bài mới.
PHỤ LỤC :
PHIẾU HỌC TẬP
Chỉ tiêu so sánh |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Nguồn gốc |
|
|
Kết quả |
|
|
Có ở loại thực vật |
|
|
BẢNG PHỤ
Chỉ tiêu so sánh |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Nguồn gốc |
Mô phân sinh đỉnh |
Mô phân sinh bên. |
Kết quả |
Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Làm tăng chiều ngang của thân ( tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ). |
Có ở lớp thực vật |
Có ở cây Một lá mầm và cây hai lá mầm |
Có ở cây Hai lá mầm. |
Xem thêm