Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài giảng Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Tiết 35 Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
– Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật.
– Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
– Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
– Giải thích được sự hình thành vòng năm.
– Nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
a/ Năng lực kiến thức:
– HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
– Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
– HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
– Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
– Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
– Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
– Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
– Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề…
– Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập…
1.Phương pháp dạy học
– Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
– Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
– GV : + Tranh vẽ hình 34.1 và H.34.2
+ Phiếu học tập, bảng phụ.
– HS : Đọc trước bài mới.
Họat động của giáo viên |
Họat động của học sinh |
Nội dung |
||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : – Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới – Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||
ĐVĐ: GV cho HS quan sát video về sự phát triền của cùng loại cây qua thời gian. ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
|
||||||||||||||||||||
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : – Nêu được khái niệm về sinh trưởng của thực vật. – Nêu được những mô phân sinh chung và riêng ở thực vật một lá mầm và hai lá mầm. – Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. – Giải thích được sự hình thành vòng năm. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||
|
GV: So sánh cây mít con và cây mít sau khi trồng được một năm về mặt kích thước? GV: Bổ sung thêm. GV: Sinh trưởng ở thực vật là gì? Cho ví dụ. GV hoàn chỉnh khái niệm. |
HS: Cây trồng được 1 năm cao, to hơn.
HS: Trả lời và cho ví dụ |
I.KHÁI NIỆM: Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước( chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. |
|||||||||||||||||
|
(?) Thế nào là tế bào phân sinh? Mô là gì? Từ đó yêu cầu HS nêu định nghĩa mô phân sinh. GV:Yêu cầu HS quan sát H 34.1, H 34.2 và trả lời câu hỏi: (?) Ở H.34.1, cây nào thuộc lớp Hai lá mầm? cây nào thuộc lớp Một lá mầm?
(?) Có những mô phân sinh nào ở thân và rễ cây?
(?)Lóng cây Một lá mầm sinh trưởng dài ra nhờ mô phân sinh nào? (?) Những mô phân sinh nào chung, mô phân sinh nào riêng cho các lớp thực vật? (?) Vai trò của mô phân sinh đỉnh? Mô phân sinh bên? Mô phân sinh lóng? GV bổ sung hoàn chỉnh.
GV: +Nêu câu hỏi lệnh: Quan sát H34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp là gì? + Yêu cầu học sinh quan sát H34.2 ,thảo luận câu hỏi trên. GV: bổ sung , hoàn chỉnh.
GV : yêu cầu HS quan sát H34.3 và đặt câu hỏi: (?) Nhóm thực vật Một lá mầm hay Hai lá mầm sinh trưởng thứ cấp và kết quả của sinh trưởng đó là gì? GV: bổ sung (?) Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Mạch gỗ thứ cấp được sinh ra từ đâu?
(?) Sinh trưởng thứ cấp là gì? GV: – Phát phiếu học tập cho từng nhóm HS. – Yêu cầu HS quan sát H34.3 và hoàn thành phiếu học tập (xem phụ lục).
GV: Treo bảng phụ để hoàn thiện kiến thức.
GV: – Yêu cầu HS quan sát H34.4 và nêu cấu tạo của thân cây gỗ. (?) Những vòng đồng tâm của đa số thân cây gỗ gọi là gì? GV: Giải thích sơ lược sự hình thành vòng năm của cây GV: Yêu cầu HS nêu những ứng dụng hiểu biết về vòng năm trong thực tiễn GV: bổ sung GV: -Nêu một số ví dụ về ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự sinh trưởng của thực vật. -Yêu cầu HS nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. GV: – Lưu ý ảnh hưởng của một số nhân tố đến thực vật. – Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của các nhân tố sinh trưởng vào thực tiễn trồng trọt.
|
HS: Dựa vào kiến thức đã học, SGK và trả lời. HS quan sát hình vẽ
H.34A: Hai lá mầm, H.34B:Một lá mầm – Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng – Mô phân lóng
HS trả lời
– HS:quan sát H.34.2, thảo luận: -Mô phân sinh ở đỉnh thân – Làm thân dài ra – ……..
HS quan sát hình 34.3, thảo luận và trả lời – Hai lá mầm – Làm tăng bề ngang của thân
HS : Tầng sinh bần, tầng sinh mạch
HS trả lời
HS: – Quan sát H34.3, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. – Đại diện một số nhóm trình bày. – Các nhóm khác bổ sung.
HS quan sát H34.4, đọc SGK và trả lời: – Vòng năm
HS trả lời
HS: di truyền, nước, ánh sáng…
– Tính tuổi cây – Đồ trang trí… |
I. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP 1. Các mô phân sinh Mô phân sinh là nhóm tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Mô phân sinh bên ở cây hai lá mầm, mô phân sinh lóng ở cây một lá mầm có ở thân.
2. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
3.Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên.
* Phân biệt sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp (Theo bảng phụ ở phần phụ lục ).
* Cấu tạo của thân cây gỗ: SGK.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng a. Yếu tố bên trong: – T ính di truyền. – Hoocmôn thực vật b. Yếu tố bên ngoài: – Nhiệt độ. – Nước. – Ánh sáng. – Ô xy. – Dinh dưỡng khoáng. |
|
||||||||||||||||
C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: – – Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . – Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
||||||||||||||||||||
GV đưa ra một số câu trắc nghiệm. HS chọn ý trả lời đúng nhất. * Câu 1: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào? A. Mô phân sinh đỉnh rễ C. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh thân D. Mô phân sinh lóng * Câu 2 : Cây lim KHÔNG có loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh thân C. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh rễ D. Mô phân sinh lóng * Câu 3 : Kết quả của sinh trưởng thứ cấp của thân là gì? A. Làm cho thân, rễ dài ra C. Tạo lóng nhờ mô phân sinh lóng B. Tạo biểu bì tầng sinh bần, mạch rây D. Tạo vỏ, gỗ lõi, gỗ dác |
||||||||||||||||||||
D: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP
|
||||||||||||||||||||
– Đọc phần tóm tắt.
– Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK.
– Đọc trước bài mới.
BẢNG PHỤ
Chỉ tiêu so sánh |
Sinh trưởng sơ cấp |
Sinh trưởng thứ cấp |
Nguồn gốc |
Mô phân sinh đỉnh |
Mô phân sinh bên. |
Kết quả |
Làm tăng chiều dài của thân và rễ. |
Làm tăng chiều ngang của thân ( tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ). |
Có ở lớp thực vật |
Có ở cây Một lá mầm và cây hai lá mầm |
Có ở cây Hai lá mầm. |
Xem thêm