Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Ngày Soạn:
Tiết 19 BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS :
– Nêu được định nghĩa và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả nếu mất cân bằng nội môi.
– Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
– Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
– Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh vẽ và hoạt động nhóm.
– Vận dụng lý thuyết để giải thích một số ví dụ: Cơ chế điều hoà huyết áp, vai trò của gan và thận trong việc cân bằng áp suất thẩm thấu của máu……
– Chỉ ra được nguyên nhân gây ra một số bệnh thông thường: huyết áp giảm, cảm cúm…..
a, Năng lực chung.
– Năng lực tự học
– Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực giao tiếp.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực công nghệ thông tin.
b, Năng lực đặc thù.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.
– Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học
– Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
– Năng lực sáng tạo
II.TRỌNG TÂM: Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp chính) kết hợp vấn đáp – gợi mở.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to HV: 20.1, 20.2 – SGK
Phiếu học tập
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
GV: Tính tự động của tim là gì? Hệ dẫn truyền tim bao gồm các yếu tố nào?
GV: Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp lại giảm trong hệ mạch?
GV: Môi trường bên ngoài là các yếu tố bao quanh cơ thể, ví dụ như môi trường bên ngoài của các loài cá là nước.
GV: Vậy theo các em, môi trường trong là gì?
GV: Hướng dẫn học sinh đưa ra định nghĩa: Môi trường trong là môi trường bao quanh tế bào, trong môi trường đó tế bào của cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng và thải ra các chất thải. Ví dụ như môi trường trong của cơ thể người là máu, nước mô và bạch huyết.
GV: Môi trường trong cũng luôn cần được duy trì ổn định. Vậy sự ổn định của môi trường trong chịu sự tác động của những yếu tố và theo cơ chế nào, chúng ta đi vào bài học mới:
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
Hoạt động của thầy |
Hoạt dộng của trò |
Nội dung cần đạt |
*Hoạt động 1: Khái niệm, ý nghĩa cân bằng nội môi.
GV: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS đọc mục I và hoàn thành trong khoảng thời gian 5’ (phiếu học tập số 1 – phụ lục) GV: Trong thời gian HS làm việc, treo bảng phụ phiếu học tập số 1 lên bảng. GV: Yêu cầu đại diện của một hoặc hai nhóm trình bày nội dung và cả lớp cùng góp ý để hoàn thành phiếu học tập số 1. GV: Em hãy nêu ý nghĩa của sự cân bằng nội môi? GV: Môi trường trong duy trì được sự ổn định là do cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Chúng ta qua phần II. *Hoạt động 2: Cơ chế di trì cân bằng nội môi. GV: Treo tranh vẽ hình 20.1 – SGK GV: Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận nào?
GV: Phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu học sinh đọc mục II, quan sát HV 20.1 và điền nội dung thích hợp vào phiếu (10 phút). (Phiếu học tập số 2) GV: Gọi một số HS trả lời, các HS khác bổ sung.
GV: Thế nào là liên hệ ngược?
GV: Nếu một trong các yếu tố trong sơ đồ này không hoạt động hoặc hoạt động kém thì sẽ như thế nào?
GV: Cho một số VD: Hiện tượng tụt huyết áp ở người, bệnh cảm cúm…. GV: Treo tranh vẽ hình 20.2. Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ (bài tập củng cố). *Hoạt động 3: Vai trò của thận và gan trong việc cân bằng ASTT GV: cho HS đọc mục III1. Yêu cầu HS nêu vai trò của thận trong việc cân bằng ASTT của máu?
GV: Hướng dẫn HS nêu và giải thích vai trò của gan
*Hoạt động 4: Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH. GV: pH nội môi được duy trì nhờ những yếu tố nào? GV: Trong máu có các hệ đệm chủ yếu nào? Hệ nào mạnh nhất? |
HS: Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu.
HS: Tiếp tục tham khảo mục I để trả lời.
HS: Nêu được các bộ phận: – tiếp nhận kích thích – điều khiển – thực hiện
HS: Quan sát HV, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
HS: dựa vào HV 20.1 và SGK để giải thích và nêu được vai trò quan trọng của liên hệ ngược trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
HS: Tham khảo SGK để trả lời.
HS: giải thích được hai trường hợp: – Khi ASTT trong máu tăng cao – Khi ASTT trong máu giảm
HS: Giải thích vai trò của gan trong việc điều hoà nồng độ glucôzơ trong máu.
HS: Tham khảo mục IV để trả lời. HS: Tiếp tục tham khảo mục IV để trả lời câu hỏi này. |
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI: 1. Khái niệm cân bằng nội môi:
(Nội dung phiếu học tập số 1)
2. Ý nghĩa của cân bằng nội môi: – Cân bằng nội môi giúp cho động vật tồn tại và phát triển – Mất cân bằng nội môi có thể gây ra bệnh.
II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI:
– Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: + Bộ phận tiếp nhận kích thích + Bộ phận điều khiển + Bộ phận thực hiện HV 20.1
(Nội dung phiếu học tập số 2)
– Những biến đổi của môi trường có thể tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược).
– Nếu một trong các bộ phận của cơ chế hoạt động không bình thường sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.
III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU: 1. Vai trò của thận: – Thận tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu. 2. Vai trò của gan: – Gan tham gia điều hoà cân bằng ASTT nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…… IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BĂNG pH: – pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đêm, phổi và thận. – Trong máu có các hệ đệm chủ yếu: hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phôtphat, hệ đệm prôtêinat (hệ đệm mạnh nhất). |
VI. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
*Dùng sơ đồ sau để củng cố:
Sơ đồ điều hoà ASTT của gan và thận
Điền các từ sau đây vào khoảng trống: Thụ thể mạch máu, gan, thận, tuyến nội tiết (tuyến yên)? (1) là gì?
Phiếu học tập
Họ và tên HS trong nhóm:……………………………………………………………..
Phiếu học tập số 1: Phân biệt cân bằng nội môi và mất cân bằng nội môi. Cho VD. (Thời gian hoàn thành: 5 phút)
Cân bằng nội môi |
Mất cân bằng nội môi |
1. Khái niệm: ……………………………………………………………. 2. VD: ……………………………………………………………..
|
1. Khái niệm: ……………………………………………………… 2. VD: …………………………………………………………
|
Phiếu học tập số 2: Khái quát cơ chế cân bằng nội môi
Bộ phận |
Các cơ quan |
Chức năng |
Tiếp nhận kích thích |
|
|
Điều khiển |
|
|
Thực hiện |
|
|
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1:
Cân bằng nội môi |
Mất cân bằng nội môi |
1. Khái niệm: – Là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.
2. VD: – Nồng độ Glucôzơ trong máu người được duy trì ổn định ở mức 0.1% – Thân nhiệt ở người được duy trì ổn định ở mức 36,70C |
– Là hiện tượng khi các điều kiện lí – hoá của môi trường trong thay đổi dẫn tới không duy trì được sự ổn định bình thường.
– Nếu nồng độ glucôzơ trong máu cao hơn 0,1% → có thể bị bệnh tiểu đường. – Nếu nồng độ này thấp hơn 0,1% → cơ thể bị hạ đường huyết. |
Phiếu học tập số 2:
Bộ phận |
Các cơ quan |
Chức năng |
Tiếp nhận kích thích |
– thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm: da, mạch máu…. |
– tiếp nhận kích thích từ môi trường và biến chúng thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. |
Điều khiển |
– trung ương thần kinh – tuyến nội tiết |
– điều khiển hoạt động của các cơ quan thực hiện bằng cách gởi đi các tín thần kinh hoặc hoocmon. |
Thực hiện |
– Là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim… |
– tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn dịnh. |
Xem thêm