Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án: Pháp tấn công cửa biển Thuận An:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11
Bài giảng Lịch sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884
BÀI 20: THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
Câu 1: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước nào?
A. Nhâm Tuất.
B. Patơnốt.
C. Hácmăng.
D. Giáp Tuất
Đáp án:
* Nội dung của Hiệp ước Hác-măng:
– Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
– Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
– Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo
B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh
C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam
D. Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời
Đáp án:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước.
Đáp án:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến và có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào, đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này. Nó thể hiện sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Cuộc khủng hoảng này kéo dài đến năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời mới chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp và đường lối cứu nước.
Câu 4: Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?
A. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng
B. Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp
C. Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh
D. Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam
Đáp án:
Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, thực dân Pháp đã kí với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế (8-1883)?
A. Vua Tự Đức qua đời, triều đình đang bận rộn chọn người kế vị
B. Sự đối đầu gay gắt giữa phe chủ chiến và chủ hòa
C. Sự bạc nhược của triều đình Nguyễn
D. Phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao
Đáp án:
Ngày 17-7-1883, vua Tự Đức qua đời. Lợi dụng triều đình đang bận rộn với việc chọn người kế vị, thực dân Pháp đã đem quân đánh thẳng vào cửa Thuận An, sát kinh đô Huế, buộc triều đình phải đầu hàng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?
A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp
B. Là một nước thuộc địa
C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến
D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
Đáp án:
Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mọi vấn đề kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội ở Việt Nam đều do Pháp nắm. Triều đình Huế vẫn còn tồn tại nhưng chỉ là bù nhìn.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Chế độ thuộc địa nửa phong kiến là chế độ mà ở đó tồn tại đan xen cả hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa, khi ở đó có sự phát triển kinh tế tư bản, có giai cấp tư sản, công nhân và có sự tồn tại (không mất đi) của hình thái xã hội phong kiến khi giai cấp phong kiến, địa chủ vẫn còn nắm quyền thống trị (dù chỉ là hình thức) và bóc lột nông dân. Điển hình là xã hội Việt Nam dưới thời thực dân Pháp thống trị.
Câu 7: Sau Hiệp ước Hácmăng (1883) triều đình Huế có thái độ như thế nào đối với phong trào kháng chiến của nhân dân?
A. Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.
B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.
C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
Đáp án:
Sau Hiệp ước Hácmăng (1883), triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Sau khi tiến vào cửa biển Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?
A. Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
B. Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.
C. Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.
D. Ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.
Đáp án:
Sau khi chỉ huy quân Pháp tiến vào Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Patơnốt
D. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt
Đáp án:
Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình Huế đã chính thức thừa nhận toàn bộ Việt Nam thuộc đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, phụ thuộc cả về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Triều đình Huế được cai quản Trung Kì những mọi giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều phải thông qua Pháp và đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
=> Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”
A. Đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước
B. Sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
C. Sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
D. Đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
Đáp án:
Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để mở rộng thị trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay không còn tùy vào thực lực của mình. Trong sự đối sánh với đất nước Xiêm giai đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, “trọng nông ức thương” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác, đi từ đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Cần đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn một cách khách quan vì trong thực tế nội bộ của triều đình phân hóa thành phe chủ chiến và chủ hòa. Phe chủ chiến vẫn quyết tâm chống Pháp đến cùng. Như vậy trách nhiệm để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp thuộc về bộ phận vua quan phong kiến đầu hàng
Câu 11: Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?
A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo
C. Vấn đề đoàn kết quốc tế
D. Phương thức tác chiến
Đáp án:
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là vai trò của giai cấp lãnh đạo. Nếu như thời Lý – Trần giai cấp lãnh đạo đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn để chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tập hợp tổ chức lực lượng kháng chiến, thì nhà Nguyễn lại không làm được điều này. Sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các cuộc kháng chiến.
=> Như vậy, vai trò của giai cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
A. Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp
B. Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
C. Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược
D. Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán
Đáp án:
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C