Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 1: Nhật Bản trang 3,5,6,7 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản
1. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một nước
A. Phong kiến quân phiệt
B. Phong kiến
C. Công nghiệp phát triển
D. Tư bản chủ nghĩa
2. Minh Trị là hiệu của vua
A. Kô-mây
B. Tô-ku-ga-oa
C. Mút-xu-hi-tô
D. Sát-su-ma
3. Ở Nhật Bản, chế độ Mạc Phủ có đặc điểm gì nổi bật
A. Thiên hoàng nắm mọi quyền hành
B. Vua đứng đầu Mạc phủ
C. Dòng họ Tô-ku-ga-oa nắm chức vụ tướng quân đóng ở phủ chúa
D. Thiên Hoàng đồng thời là tướng quân
4. Thiên Hoàng Minh Trị bắt đầu cuộc cải cách vào năm nào:
A. Tháng 1-1853
B. Tháng 12-1866
C. Tháng 1-1867
D. Tháng 1-1868
5. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.
C. Nhà nước giữ độc quyền khai mỏ
D. Đích thân Thiên Hoàng quản lí ngân hàng
6. Ý nào không thuộc những chính sách cải cách của Minh Trị về chính trị?
A. Xóa bỏ chế độ tướng quân
B. Xóa bỏ chế độ nông nô
C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền
D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau
7. Dấu hiệu nào chứng tỏ đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước đế quốc
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển trong nông nghiệp
B. Thiên Hoàng Minh Trị nắm mọi quyền hành
C. Quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền
D. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện, gây chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành chướng lãnh thổ
8. Chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vào thời gian nào
A. 30 năm đầu thế kỉ XIX.
B. giữa thế kỉ XIX.
C. 30 năm cuối thế kỉ XIX.
D. đầu thế kỉ XX.
9. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với
A. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Triều Tiên.
B. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật,
C. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Nga – Nhật, Chiến tranh Trung-Nhật.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
10. Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thành đoạn tư liệu sau về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX:
“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do … một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất hân từ … ở Tôkiô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”
A. Cataiama Xen … công nhân đường sắt
B. Abe Shinzô … công nhân dệt may
C. Abe Shinzô … công nhân đóng tàu
D. Cataiama Xen … công nhân in
11. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản và xã hội phong kiến Việt Nam
A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây
D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện
12. Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy Tân Minh Trị để vận dụng trong cuộc sống đổi mới đất nước hiện nay
A. Xóa bỏ hoàn toàn cá cũ; tiếp nhận, học hỏi cái mới tiến bộ, những thành tựu của thế giới
B. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kế toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước
C. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước
D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
Lời giải:
Câu 1:
Trả lời:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)
Chọn B
Câu 2:
Trả lời:
Minh Trị là hiệu của vua Mút-xu-hi-tô
Chọn C
Câu 3:
Trả lời:
Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)
Chọn C
Câu 4
Trả lời:
Tháng 01/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh trị.
Chọn D
Câu 5
Trả lời:
Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
Chọn C
Câu 6
Trả lời:
Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của từng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Chọn D
Câu 7
Trả lời:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).
Chọn D
Câu 8
Trả lời:
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản.
Chọn C
Câu 9
Trả lời:
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).
Chọn B
Câu 10
Trả lời:
“Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do Cataiama Xen một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất thân từ công nhân in ở Tôkiô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”
Chọn D
Câu 11
Trả lời:
Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản và xã hội phong kiến Việt Nam là mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
Chọn B
Câu 12
Trả lời:
Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy Tân Minh Trị để vận dụng trong cuộc sống đổi mới đất nước hiện nay đó là: Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
Chọn C
Bài 2 trang 5 SBT Lịch sử 11: Hãy nối ý ở ô bên trái với nội dung tương ứng ở các ô bên phải để phản ánh đúng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Bài 3 trang 6 SBT Lịch sử 11: Theo em, điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là gì?
Trả lời:
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) lâm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
– Công nghiệp: ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
– Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
– Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giàu có.
– Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
– Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
* Về chính trị:
– Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
– Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
=> Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
Bài 4 trang 6 SBT Lịch sử 11: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị.
☐ Chế độ Mạc phủ bị thủ tiêu, chính phủ mới được thành lập, mọi công dân đều được bình đẳng.
☐ Chính sách thổng nhất tiền tệ, thống nhất thị trường được thi hành, sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến bị bãi bỏ.
☐ Tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong nước.
☐ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
☐ Tăng cường lực lượng cho quân đội với chế độ huấn luyện nghiêm ngặt; ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt đối với bộ phận sĩ quan.
☐ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển.
☐ Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, việc giảng dạy nội dung khoa học – kĩ thuật được chú trọng; những học sinh giỏi được cử đi du học ở các nước phương Tây.
☐ Chính phủ cho xây dựng nhiều trương mới để thu hút con em nhân dân lao động đến trường; hằng năm tổ chức các cuộc thi để chọn người tài.
Trả lời:
Câu trả lời đúng là:
☒ Chế độ Mạc phủ bị thủ tiêu, chính phủ mới được thành lập, mọi công dân đều được bình đẳng.
☒ Chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường được thi hành, sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến bị bãi bỏ.
☒ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
☒ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển.
☒ Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, việc giảng dạy nội dung khoa học – kĩ thuật được chú trọng; những học sinh giỏi được cử đi du học ở các nước phương Tây.
Câu trả lời sai là:
☒ Tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong nước.
☒ Tăng cường lực lượng cho quân đội với chế độ huấn luyện nghiêm ngặt; ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt đối với bộ phận sĩ quan.
☒ Chính phủ cho xây dựng nhiều chương mới để thu hút con em nhân dân lao động đến trường; hằng năm tổ chức các cuộc thi để chọn người
Bài 5 trang 6 SBT Lịch sử 11: Tại sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?
Trả lời:
Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã làm được những điều sau:
– Về kinh tế: xóa bỏ chế độ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
– Về chính trị: Chính phủ được tổ chức theo kiểu châu Âu. Tòa án cũng được thành lập theo kiểu tư sản.
=> Như vậy, cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.