Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin để xác định các khái niệm: hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ, nhóm chức.
– Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
– Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm trong thực hành và hoàn thiện các phiếu học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận thức được vấn đề, suy nghĩ tìm ra được cách giải quyết vấn đề và giải quyết được vấn đề.
2. Năng lực hóa học
– Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; nhóm chức và một số loại nhóm chức.
– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được một số sản phẩm chứa hợp chất hữu cơ; sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại IR để xác định một số nhóm chức cơ bản.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất); Xác định được một số nhóm chức đơn giản dựa vào phổ IR.
3. Về phẩm chất
– Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
– Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
– Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
– Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Phiếu học tập.
– Slide, máy tính, máy chiếu…
2. Học sinh
– SGK, vở ghi
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
a. Mục tiêu
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung
HS thảo luận theo cặp cùng bàn, trả lời câu hỏi mở đầu từ đó lĩnh hội kiến thức:
Tầm quan trọng của các hợp chất hữu cơ không chỉ bởi số lượng mà còn vì vai trò rất lớn của chúng trong đời sống và sản xuất của con người. Những thành tựu của hoá học hữu cơ còn là sơ sở để nghiên cứu hoá học của sự sống. Chất hữu cơ là gì? Chúng được phân loại như thế nào?
c. Sản phẩm
Câu trả lời của HS:
– Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate, các carbide, …
– Có nhiều cách để phân loại hợp chất hữu cơ. Dựa vào thành phần nguyên tố cấu tạo nên hợp chất hữu cơ người ta chia hợp chất hữu cơ thành 2 loại là hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng bàn, thảo luận trả lời câu hỏi: Tầm quan trọng của các hợp chất hữu cơ không chỉ bởi số lượng mà còn vì vai trò rất lớn của chúng trong đời sống và sản xuất của con người. Những thành tựu của hoá học hữu cơ còn là sơ sở để nghiên cứu hoá học của sự sống. Chất hữu cơ là gì? Chúng được phân loại như thế nào? |
– HS nhận nhiệm vụ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Theo dõi đôn đốc HS. – Hỗ trợ HS khi cần thiết. |
– HS thảo luận
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không hiệu chỉnh mà dùng câu trả lời đó để dẫn dắt vào bài mới. |
– Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như các oxide của carbon, muối carbonate, các carbide, … – Có nhiều cách để phân loại hợp chất hữu cơ. Dựa vào thành phần nguyên tố cấu tạo nên hợp chất hữu cơ người ta chia hợp chất hữu cơ thành 2 loại là hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu về khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (8 phút)
a. Mục tiêu
– Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
– Xác định được hợp chất cụ thể là hợp chất vô cơ hay hữu cơ.
– Liệt kê được ứng dụng của một số hợp chất hữu cơ thông dụng trong cuộc sống.
b. Nội dung
Học sinh thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nhận xét sự khác nhau về thành phần nguyên tố của các hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ trong một số sản phẩm ở Hình 8.1 và nguyên liệu ở Hình 8.2. Hãy cho biết nguyên tố nào luôn có trong thành phần của hợp chất hữu cơ.
2. Cho các chất sau: Na2CO3, BaCl2, MgSO4, CH3COONa, C2H5Br, CaO, CHCl3, HCOOH. Xác định chất nào là hợp chất hữu cơ, chất nào là hợp chất vô cơ trong các chất trên.
3. Hãy liệt kê một số hợp chất hữu cơ có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
Xem thêm các bài giảng điện tử Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Giáo án Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Giáo án Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
Giáo án Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Giáo án Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ
Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây