Giải SBT Hóa học 11 Bài 9: Ôn tập chương 2
Bài 9.1 trang 34 Sách bài tập Hóa học 11: Trong khí quyển Trái Đất, phần trăm thể tích khí nitrogen chiếm là
A. 21%.
B. 1%.
C. 78%.
D. 28%.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trong khí quyển Trái Đất, khí nitrogen chiếm 78%, khí oxygen chiếm 21%, còn lại là các khí khác chiếm 1%.
Bài 9.2 trang 34 Sách bài tập Hóa học 11: Chất nào sau đây được sử dụng là chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp?
A. N2.
B. NH3.
C. SO2.
D. S.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khí NH3 được sử dụng làm chất làm lạnh trong các hệ thống làm lạnh công nghiệp.
Bài 9.3 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Mưa acid là một thảm hoạ thiên nhiên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật. Mưa acid là hiện tượng nước mưa có
A. < 5,6.
B. = 7.
C. 6 – 7.
D. > 8.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Mưa acid là hiện tượng nước mưa có < 5,6 (nước mưa có môi trường acid).
Bài 9.4 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Quá trình đốt cháy hồn hợp hơi nhiên liệu và không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là
A. ammonia.
B. nitrogen dioxide.
C. nitrogen monoxide.
D. nitrogen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tên gọi của NO là nitrogen monoxide.
Bài 9.5 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Oxide X là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, X được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ, sản xuất sulfuric acid. Công thức của X là
A. CO2.
B. H2S.
C. SO2.
D. P2O5
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
SO2 là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, SO2 được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ và là nguyên liệu chính để sản xuất sulfuric acid.
Bài 9.6 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Nhỏ 1 giọt dung dịch acid đặc nào sau đây lên tờ giấy trắng thì tờ giấy bị hoá đen ở chỗ tiếp xúc với acid?
A. HBr.
B. HCl.
C. HNO3.
D. H2SO4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Do H2SO4 có tính háo nước nên khi tiếp xúc với giấy trắng (có thành phần chính là xenlulozơ) làm tờ giấy hóa đen ở chỗ tiếp xúc.
(C6H10O5)n + H2SO4 → 6nC + H2SO4.5nH2O
Bài 9.7 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Dung dịch loãng của acid nào sau đây hoà tan được lá bạc, tạo thành muối tương ứng?
A. HNO3.
B. HCl.
C. H3PO4.
D. H2SO4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Bài 9.8 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp, quặng pyrite sắt (FeS2) được dùng làm nguyên liệu để
A. luyện gang.
B. sản xuất sulfuric acid.
C. chế tạo nam châm điện.
D. tổng hợp dược phẩm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Sơ đồ sản xuất H2SO4 từ FeS2.
FeS2 → SO2 →SO3 → H2SO4.
Bài 9.9 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng?
A. Nitrogen.
B. Ammonia.
C. Sulfur dioxide.
D. Hydrogen chloride
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dung dịch ammonia có môi trường bazơ nên làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng.
Bài 9.10 trang 35 Sách bài tập Hóa học 11: Trong công nghiệp thực phẩm, nitrogen lỏng (D = 0,808 g/mL) được phun vào vỏ bao bì trước khi đóng nắp để làm căng vỏ bao bì. Thể tích khí nitrogen thu được (đkc) khi hoá hơi 1 mL nitrogen lỏng là
A. 646,4 mL.
B. 808,0 mL.
C. 715,4 mL.
D. 1095,7 mL.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài 9.11 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:
Tổng số mol của hỗn hợp khí khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400 °C và 500 °C lần lượt bằng x và y. Mối quan hệ giữa x và y là
A. x > y.
B. x = y.
C. x <y.
D. 5x = 4y.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phản ứng tỏa nhiệt do nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Vậy tổng số mol khí ở 400oC > tổng số mol khí ở 500oC
x > y.
Bài 9.12 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây?
A. NaCl.
B. CaCO3.
C. KClO3.
D. NH4Cl.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Sau một thời gian đun nóng, NH4Cl bị phân hủy hết tạo thành NH3 và HCl ở dạng hơi.
Bài 9.13 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các chất sau: H2SO4, SO2, N2, NH3.
Số chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các chất tan tốt trong nước ở điều kiện thường là H2SO4, SO2, NH3.
Bài 9.14 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Trong phản ứng giữa khí ammonia và khí hydrogen chloride tạo thành ammonium chloride ở dạng khói trắng, ammonia đóng vai trò là
A. acid.
B. base.
C. chất oxi hoá.
D. chất khử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
NH3 + HCl → NH4Cl
Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò là base, HCl đóng vai trò là acid.
Bài 9.15 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho các acid ở dạng đậm đặc sau: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4.
Số acid vừa có tính acid mạnh, vừa có tính oxi hoá mạnh là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các acid ở dạng đậm đặc vừa có tính acid mạnh, vừa có tính oxi hoá mạnh là HNO3, H2SO4.
Bài 9.16 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Tiến hành các thí nghiệm cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Mg, NaHCO3, BaCl2, CaCO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.
Bài 9.17 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11:Cho các chất khí sau: H2S, NO, NO2, SO2.
Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là H2S, NO, NO2, SO2.
Bài 9.18 trang 36 Sách bài tập Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:
Khi tăng nhiệt độ,
A. tổng số mol khí trong hệ giảm.
B. hiệu suất phản ứng tăng.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. nồng độ khí sản phẩm tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
∆H < 0 Phản ứng thuận tỏa nhiệt. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ tức là chiều nghịch.
Bài 9.19 trang 37 Sách bài tập Hóa học 11: Một nhà máy luyện kim, ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Zn từ quặng blend thu được sản phẩm phụ là SO2 theo so đồ phản ứng:
Đốt cháy 1 tấn quặng blend (chứa 77,6% khối lượng ZnS) bằng không khí, thu được tối đa V m3 khí SO2 (đkc). Giá trị của V là
A. 99,2.
B. 198,3.
C. 297,5.
D. 396,6.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài 9.20 trang 37 Sách bài tập Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:
a) Hãy tính của phản ứng, cho nhiệt tạo thành của NO2(g) và N2O4(g) lần lượt là 33,2 kJ/mol và 11,1 kJ/mol.
b) Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi giảm nhiệt độ của hệ?
Lời giải:
a)
b) , phản ứng tỏa nhiệt cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm nhiệt độ của hệ.
Bài 9.21 trang 37 Sách bài tập Hóa học 11: Hoà tan 3,92 g một muối X ngậm nước vào cốc nước, thu được 100 mL dung dịch X gồm các ion: Fe2+, NH4+ và SO42-. Cho dung dịch NaOH dư vào 20 mL dung dịch X, đun nóng, thu được 49,58 mL khí (đkc). Cho dung dịch BaCl2 dư vào 20 mL dung dịch X, thu được 0,466 g kết tủa. Xác định công thức của X.
Lời giải:
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm 2:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: Số mol Fe2+ = 0,001 mol.
Công thức của X có dạng: (NH4)2Fe(SO4)2.nH2O = 0,001 mol.
M = 392 n = 6.
Bài 9.22 trang 37 Sách bài tập Hóa học 11: Cho phản ứng sau:
Hãy xác định :
a) Biến thiên enthalpy . của phản ứng, cho nhiệt tạo thành chuẩn của S8(g) và H2S(g) lần lượt là 101,3 kJ/mol và -20,6 kJ/mol.
b) Năng lượng liên kết S-S trong phân tử S8(g), biết Eb(H-H) = 436 kJ/mol và Eb(S-H) = 363 kJ/mol.
Lời giải:
a)
b) 436.1 + Eb(S-S).1 – 363.2 = -33,3 Eb(S-S) = 257 kJ/mol.
Bài 9.23 trang 37 Sách bài tập Hóa học 11: Hydrogen sulfide phân huỷ theo phản ứng sau đây:
Hằng số cân bằng KC = 9,3.10-8 ở 427oC.
a) Viết biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng.
b) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, biết nhiệt tạo thành chuẩn của và lần lượt là -20,6 kJ/mol và 128,6 kJ/mol. Cho biết phản ứng thuận là toả nhiệt hay thu nhiệt.
c) Ở 427oC, tính hằng số cân bằng K’C của phản ứng:
Lời giải:
b)
Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
Bài 9.24 trang 38 Sách bài tập Hóa học 11: Hiện nay, mưa acid, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozone là ba thảm hoạ môi trường toàn cầu. Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, các công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Tác nhân chủ yếu gây ra mưa acid là sulfur dioxide.
a) Trong khí quyển, SO2 chuyển hoá thành H2SO4 trong nước mưa theo sơ đồ sau:
Viết các phương trình hoá học.
b) Một cơn mưa acid xuất hiện tại một khu công nghiệp diện tích 10 km2 với lương mưa trung bình 80 mm. Hãy tính:
– Thể tích nước mưa đã rơi xuống khu công nghiệp.
– Khối lượng H2SO4 trong lượng nước mưa, biết nồng độ H2SO4 trong nước mưa là 2.10-5 M.
c) Lượng acid trong nước mưa có thể ăn mòn các công trình bằng đá vôi.
– Viết 1 phương trình hoá học minh hoạ.
– Khối lượng CaCO3 tối đa bị ăn mòn bởi lượng acid trên.
d) Em hãy tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh các khí gây mưa acid và đề xuất giải pháp hạn chế.
Lời giải:
a) 2SO2 + O2 → 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
b) Thể tích nước mưa: V = 10.(1 000 m)2.0,08 m = 8.105 m3.
Khối lượng H2SO4 trong nước mưa:
m = 98.2.10-5.8.108 = 1 568.103 (g) = 1 568 kg.
c) CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Khối lượng đá vôi bị ăn mòn bằng:
d)
– Nguyên nhân phát sinh các khí gây mưa acid:
Nguồn phát sinh sulfur dioxide
Sulfur dioxide được sinh ra từ cả nguồn tự nhiên (khí thải núi lửa) và nguồn nhân tạo. Trên toàn thế giới, nguồn sulfur dioxide tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng ở các khu vực đô thị và công nghiệp, nguồn nhân tạo chiếm ưu thế.
Nguồn sulfur dioxide nhân tạo chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide (galen, blend) trong luyện kim, đốt sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid,….
Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí
Bên cạnh nguồn gốc tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng, mưa dông kèm theo sấm sét, sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ, thì sự phát sinh NOx chủ yếu là do hoạt động của con người. Các nguồn gây phát thải NOx nhân tạo từ hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nhà máy nhiệt điện và trong đời sống.
– Giải pháp hạn chế phát sinh NOx, SO2: tăng cưởng sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur, nitrogen …
Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài 9: Ôn tập chương 2
Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 13: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ