Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống Địa lí lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:
ĐỊA LÍ 10 BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
1.1. Trong học tập
Hình 3.1. Bản đồ giao thông Việt Nam năm 2016
– Học tại lớp
– Học tại nhà
– Kiểm tra
1.2. Trong đời sống
– Bản đồ có thể dung làm các bảng chỉ đường.
– Bản đồ dung trong các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp,…
Hình 3.2a. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2011, 3.3b. Bản đồ chỉ đường một góc Hà Nội
– Bản đồ dung trong các hoạt động quân sự, thăm dò,…
Hình 3.3. Bản đồ mặt trận xuân lộc 4/1975
2. Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập
2.1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ
– Chọn bản đồ phù hợp.
– Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
– Xác định phương hướng trên bản đồ.
2.2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong atlat
– Chú ý các yếu tố riêng lẻ như sông, hồ, dãy núi,…
– Mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố, thành phần tự nhiên với nhau và với kinh tế, xã hội.
– So sánh các loại bản đồ cùng loại.
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa bản đồ sông ngòi Việt Nam và bản đồ khí hậu Việt Nam
Phần 2: 14 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng?
A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.
D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.
Lời giải:
– Bản đồ tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn → mức độ chi tiết càng thấp
→ khó xác định đặc điểm của đối tượng
– Ngược lại, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì phạm vi lãnh thổ thể hiện nhỏ hơn đồng thời mức độ chi tiết càng cao.
⇒ Nhận xét A, B, C đúng
Nhận xét D sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất
B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất
C. Bản đồ không thể thể hiện động thái phát triển của 1 hiện tượng
D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí
Lời giải:
Bản đồ có thể thể hiện được vị trí phân bố, quy mô, hình dạng và cả động thái phát triển của đối tượng địa lí.
Ví dụ: Về động thái phát triển, có thể thấy rõ qua sự phân bố dân cư. Vùng tập trung nhiều điểm dân cư với quy mô lớn → kinh tế – xã hội phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ; ngược lại khu vực dân cư ít → kinh tế -xã hội thường phát triển kém.
⇒ Nhận xét C chưa chính xác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông ở vùng nhiệt đới, cần phải sử dụng bản đồ nào?
A. Bản đồ khí hậu
B. Bản đồ địa hình
C. Bản đồ địa chất
D. Bản đồ thổ nhưỡng
Lời giải:
Ở vùng nhiệt đới, chế độ nước sông phụ thuộc nhiều nhất vào chế độ mưa. Do vậy, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết được chế độ mưa của khu vực đó như thế nào → từ đó giải thích được đặc điểm chế độ nước sông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 3 cm, điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố là
A. 9 km
B. 90 km
C. 900 km
D. 9000 km
Lời giải:
Bản đồ tỉ lệ 1 : 3000 000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 30km trên thực tế
Khoảng cách giữa hai thành phố đo được trên bản đồ là 3 cm
⇒ trên thực tế khoảng cách đó là: 3 x 30 = 90km
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Để giải thích tình hình hình phân bố mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào?
A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.
B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.
C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.
D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.
Lời giải:
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa gồm vị trí địa lý, gió kết hợp với độ cao hoặc hướng địa hình.
– Bản đồ khí hậu thể hiện lượng mưa của các khu vực (mưa nhiều hay mưa ít), hoạt động của gió (hướng gió, tên các loại gió), hoạt động của bão (phạm vi hoạt động, tần suất, thời gian bão).
– Bản đồ địa hình thể hiện đặc điểm về hướng núi, độ cao địa hình
⇒ Kết hợp quan sát hướng núi, độ cao núi với hướng thổi của gió có thể biết được đâu là khu vực địa hình chắn gió (có mưa ít) hay đón gió (hướng sườn hoặc địa hình cao đón gió gây mưa nhiều). Ngoài ra, khu vực có hoạt động nhiều của bão cũng mang lại lượng mưa lớn.
⇒ Như vậy, sử dụng kết hợp bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình có thể giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực.
Ví dụ: Móng Cái (Quảng Ninh) có địa hình cao, các cánh cung núi mở rộng về phía bắc và đông bắc → đón gió thổi đến → mang lại lượng mưa lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
A. Học thay sách giáo khoa
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
C. Thư giãn sau khi học xong bài.
D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài
Lời giải:
Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Bảng chú giải
Lời giải:
Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam, đầu bên phải chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Cách xác định chính xác phương hướng đối với bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến?
A. Trước hết cần đọc kĩ bảng chú giải.
B. Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.
C. Dựa vào tỉ lệ bản đồ.
D. Đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ kết hợp tỉ lệ bản đồ.
Lời giải:
Đối với những bản đồ không vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến, để xác định chính xác phương hướng cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định hướng còn lại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cách đọc bản đồ đúng là
A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.
B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.
C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
D. Đọc bảng chú giải.
Lời giải:
Mục đích của việc đọc bản đồ là tìm ra đặc điểm của các đối tượng và mối quan hệ củ chúng trên bản đồ.
⇒ Đọc hiểu các đối tượng từ đó chỉ ra được mối liên hệ về giữa chúng.
Ví dụ: đọc một con sông ở bản đồ địa hình, ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độc dốc lòng sông với địa hình ở khu vực đó ⇒ dựa vào địa hình để giải thích: hướng chảy, độ dốc của sông.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự:
A. Bản đồ dân cư
B. Bản đồ khí hậu
C. Bản đồ địa hình
D. Bản đồ nông nghiệp
Lời giải:
Lĩnh vực quân sự sử dụng bản đồ nhằm phân tích các căn cứ chiến đấu, hướng tiến công thích hợp.
⇒ Sử dụng bản đồ địa hình để phân tích được địa thế của khu vực tác chiến, các căn cứ quân sự (là nơi nhiều đồi núi hay đồng bằng, biết được đặc điểm địa hình sông ngòi)
⇒ từ đó tìm ra phương pháp chiến đấu phù hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Cho bản đồ:
Bản đồ trên cho thấy cơn bão di chuyển vào nước ta theo hướng nào?
A. Hướng Tây
B. Hướng Đông
C. Hướng Tây Bắc
D. Hướng Đông Nam
Lời giải:
Dựa vào cách xác định phương hướng trên bản đồ bằng đường kinh vĩ tuyến, ta xác định được: hướng di chuyển của bão là hướng Tây Bắc
(Bão sẽ đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Cho lược đồ sau:
Căn cứ vào lược đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư châu Á?
A. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á, Đông Á.
B. Dân cư thưa thớt ở khu vực Bắc Á, Nam Á và Đông Á.
C. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
D. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, thưa thớt hơn ở khu vực Đông Á và Nam Á.
Lời giải:
B1. Đề bài yêu cầu tìm ra đặc điểm phân bố dân cư của châu Á. Xác định được kí hiệu thể hiện mật độ dân số là các điểm chấm tròn (phương pháp chấm điểm).
B2. Xác định được:
– Khu vực có mật độ chấm điểm dày đặc và kích thước chấm điểm lớn → thể hiện dân cư đông đúc: Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
– Khu vực có mật độ chấm điểm thưa thớt và kích thước chấm điểm nhỏ → thể hiện dân cư phân bố thưa thớt: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á.
⇒ Nhận xét: A, B, D sai
Nhận xét C đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Cho bản đồ:
Căn cứ vào bản đồ trên, cho biết công nghiệp Trung Quốc phân bố chủ yếu ở:
A. Miền Đông lãnh thổ.
B. Miền Tây lãnh thổ.
C. Khu vực phía Bắc.
D. Khu vực Đông Bắc.
Lời giải:
B1. Đề bài yêu cầu chỉ ra khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc. Xác định kí hiệu thể hiện các trung tâm công nghiệp là các vòng tròn màu đỏ (trong mỗi vòng tròn thể hiện các ngành công nghiệp).
B2. Xác định được: các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở lãnh thổ phía Đông của Trung Quốc (các trung tâm công nghiệp: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân…); thưa thớt hơn ở miền phía Tây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Cho bản đồ sau:
Căn cứ vào bản đồ trên cho biết, bản đồ thể hiện nội dung chính nào sau đây?
A. Sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính trong nông nghiệp châu Phi.
B. Cơ cấu các ngành kinh tế châu Phi.
C. Diện tích các loại cây trồng chính ở châu Phi.
D. Năng suất và sản lượng các cây trồng, vật nuôi chính ở châu Phi.
Lời giải:
– Bảng chú giải thể hiện kí hiệu các loại cây công nghiệp (lạc, bông, cọ dầu, cà phê, cao su), cây ăn quả (cam chanh, chuối, nho), cây lương thực (lúa mì, ngô), vật nuôi (bò). ⇒ Đây là cơ cấu các loại cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp của châu Phi.
– Các kí hiệu được đặt ở nhiều vị trí khác nhau thể hiện vùng phân bố chính của mỗi loại nông sản này.
⇒ Như vậy, nội dung chính của bản đồ là: thể hiện sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính trong nông nghiệp châu Phi.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm