Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: ……………
Ngày dạy:: ……………..
ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI
Bài 21. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Trình bày được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
– Phân tích được sơ đồ nguồn lực phát triển kinh tế.
2. Về năng lực
– Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,…), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
– Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
– Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
– Trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.
2. Học liệu: Tranh ảnh, hình vẽ, video về nguồn lực phát triển kinh tế..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT- XH.
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
– Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh sự phát triển kinh tế với các nguồn lực
– Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Sự phát triển khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, có nước giàu với nền KT phát triển ở trình độ cao, có nước còn nghèo với nền KT lạc hậu.
c. Sản phẩm
HS có những hiểu biết ban đầu và đưa ra ý kiến của bản thân về sự phát triển khác nhau của các nền KT trên thế giới.
d. Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Chúng tôi là nhà thông thái”.
+ GV chia mỗi bàn là 1 nhóm và đánh số chẵn lẻ.
+ Nhóm chẵn kể tên 5 quốc gia giàu nhất thế giới với nét nổi bật nhất về kinh tế, theo cấu trúc: Tôi là ….(tên quốc gia), tôi có ….(đặc điểm chứng tỏ mình giàu).
+ Nhóm lẻ kể tên 5 quốc gia nghèo nhất thế giới với nét nổi bật nhất về kinh tế, theo cấu trúc: Tôi là ….(tên quốc gia), tôi còn ….(đặc điểm chứng tỏ mình còn nghèo).
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm bàn trao đổi, thảo luận và viết ý kiến.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm và phân loại nguồn lực.
a. Mục tiêu
– Trình bày được khái niệm nguồn lực.
– Biết cách phân loại các nguồn lực
b. Nội dung.
– Trình bày khái niệm nguồn lực.
– Dựa vào sơ đồ trong SGK, phân biệt các loại nguồn lực.
c. Sản phẩm
– Khái niệm: Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lí, lịch sử – văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ chi việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.
– Phân loại nguồn lực:
+ Nguồn lực bên trong lãnh thổ: vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội.
+ Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: vốn đầu tư nước ngoài, nguồn nhân lực nước ngoài, thị trường nước ngoài, khoa học – công nghệ nước ngoài.
d. Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm cặp đôi, thực hiện kĩ thuật “THINK, PAIR, SHARE”Đọc nội dung mục 1 và 2 trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là nguồn lực?
+ Nguồn lực được phân loại như thế nào?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:Các cặp đôi thực hiện nhiệm vụ; trao đổi với cặp đôi kế bên và cùng thống nhất ý kiến.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:GV gọi 1 số đại diện trình bày, các nhóm khác cùng lắng nghe, thảo luận và bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định:GV nhận xét quá trình làm việc của HS; chốt kiến thức.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 4 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Giáo án Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Giáo án Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Giáo án Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Giáo án Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
Để mua Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/