Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 10 bài 33: axit sunfuric- muối sunfat sử dụng phương pháp webquest mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
– Học sinh trình bày được:
+ tính chất vật lý của H2SO4, cách pha loãng H2SO4.
+ tính chất hoá học của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc,nóng.
+ ứng dụng của H2SO4.
– Học sinh giải thích được tính oxi hoá của H2SO4 đặc , nóng
2. Kĩ năng
+ Pha loãng axit H2SO4 đặc.
+ Quan sát,dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất của H2SO4.
+ Viết PTHH của các phản ứng của H2SO4.
+ Làm các bài tập liên quan đến bài học.
3. Thái độ
+ Học sinh nghiêm túc và hợp tác với các nhóm.
+ Đánh giá trung thực và công bằng.
4. Năng lực hình thành
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực làm việc nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực tin học.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
+ Năng lực thực hành báo cáo hoá học.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp
– Phương pháp thuyết trình
– Phương pháp webquest
– Phương tiện trực quan
– Phương pháp đàm thoại
2. Kĩ thuật
Đặt câu hỏi.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
– Thiết kế trang web có các tư liệu về H2SO4 trong đó và phải đưa link cho học sinh trước 1 tuần trước khi bài học diễn ra.
– Giới thiệu về các hoạt động sẽ diễn ra trong bài và phân công nhiệm vụ cho các nhóm trước 1 tuần
– Thiết kế giáo án cho bài dạy.
2. Học sinh.
– Đọc tài liệu từ sgk và link giáo viên đưa cho để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
– Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tình hình lớp học ( 2 phút )
2. Hoạt động dạy học
– Giáo viên sẽ cử 1 bạn đã nhận nhiệm vụ lên điều hành giờ học.
· Giới thiệu ( 2 phút )
Một loại axit khá quen thuộc và gần gũi, góp công sức rất lớn cho sự phát triển nền công nghiệp lẫn nông nghiệp nhưng gây nguy hiểm cũng không ít. Thậm chí ngay thời giả kim thuật, các nhà gỉa kim đã gọi chúng là
“ linh hồn sufat ” và hằng năm thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn axit này. Axit đó là gì? và vì sao có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy? , chúng ta sẽ được biết qua bài học này.
· Nhiệm vụ ( 3 phút )
Tại một buổi tiệc hoá học, để tạo không khí hoá học, những người tham gia phải thể hiện một tiết mục vui nhộn liên quan đến một chủ đề nào đó do ban tổ chức đặt ra. Chủ đề lần này là “axit sunfuric”.
Mở đầu là tiết mục “ thổi bong bóng “ của nhóm 1. Nhóm này sẽ phải thổi một bong bóng từ nguyên liệu : một dung dịch là axit sunfuric và một chất rắn nào đó tự chọn ( Không dùng miệng, không dùng các dụng cụ bơm hơi nhé !).
Tiếp theo là “trò chơi mật thư” do nhóm 2 phụ trách. Theo đó, nhóm 2 sẽ viết một bức mật thư chỉ với nguyên liệu là axit sunfuric loãng và giải thích bằng cách nào đó người nhận đọc được bức mật thư ấy.
Màn kế tiếp là “tạo núi” của nhóm 3. Chỉ với nguyên liệu ban đầu là dung dịch axit sunfuric đặc và một chất rắn là đường, làm sao tạo được ngọn núi đen sì, đang bốc khói chầm chậm nhô lên từ lòng đất.
Cuối cùng, nhóm 4 sẽ đem đến “trò chơi ô chữ” với nội dung liên quan đến phần ứng dụng, sản xuất axit sunfuric và muối sunfat.
Mỗi tiết mục diễn ra tối đa 8 phút. Các nhóm có thể sáng tạo hoạt cảnh cho tiết mục của mình thêm hấp dẫn, vui nhộn.
Sau cùng, cả 4 nhóm sẽ cùng vượt qua một bài kiểm tra nhỏ (5 phút) liên quan đến tất cả nội dung của bài axit sunfuric mà các nhóm đã trình bày trước đó của ban tổ chức để có đúng là “công dân hoá học “ không nhé !
Điều gì thú vị đang chờ đón ta ở phía trước cùng đón xem nào !
· Tiến trình ( 37 phút )
– Những thông tin cần tìm hiểu
o Nhóm 1
+ Axit sunfuric loãng có những tính chất gì? Tính chất đó thể hiện ở những phản ứng nào?
+ Trong những phản ứng ấy, phản ứng nào tạo khí?
+ Để thổi bong bóng, ta cần đẩy khí vào bên trong bong bóng, vậy có thể vận dụng lượng khí từ phản ứng hóa học trên không? Nếu được thì vận dụng như thế nảo?
o Nhóm 2
+ Tính chất hóa học của axit sunfuric đặc?
+ Nếu nhỏ axit loãng lên giấy, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Và nếu hơ tờ giấy trên đèn cồn thì có hiện tượng gì không? Giải thích vì sao?
+ Làm thế nào biến axit sunfuric đặc thành loãng và ngược lại?
o Nhóm 3
+ Axit sunfuric đặc có những tính chất gì?
+ Làm cách nào để biến đường trắng thành đen? Phản ứng xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng minh họa.
+ Axit sunfuric đặc có gây nguy hiểm không?
o Nhóm 4
+ Axit sunfuric có những ứng dụng gì? Ứng dụng nào quan trọng nhất?
+ Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric?
+Tình hình sản xuất axit sunfuric ở nước ta?
+ Axit sunfuric là axit mấy nấc? Vì sao?
+ Nhận biết gốc sunfat như thế nào?
– Các em kết hợp SGK và tìm thêm thông tin qua các trang web cung cấp.
– Tiến hành thực hiện tiết mục và tập cách diễn đạt giải thích.
– Diễn thuyết và biểu diễn tiết mục trước lớp.
– Học sinh làm bài đánh giá cá nhân trong 5 phút.
V. Củng cố. ( 5 phút )
– Chốt lại vấn đề dựa trên nhiệm vụ, nhắc nhở, khích lệ học sinh
Bảng tiêu chỉ đánh giá chung phần bài axit sunfuric
Enjoy the videos and music you love, upload original content, and share it all with friends, family, and the world on YouTube.
|
4 điểm |
3 điểm |
2 điểm |
1 điểm |
Thời gian trình bày |
Đúng giờ quy định hoặc quá thời gian 1 phút quy định |
Quá 2 phút quy định |
Quá 3 phút quy định |
Quá 4 phút quy định |
Tính tổ chức |
Các thành viên trong nhóm đều có mặt, tham gia vào quá trình tiết mục |
Có 1 thành viên vắng mặt không xin phép hoặc không tham gia vào quá trình tiết mục |
Có 2 thành viên vắng mặt không xin phép hoặc không tham gia. |
Có từ 3 thành viên vắng mặt không xin phép hoặc không tham gia. |
Thí nghiệm (nhóm (1),(2),(3))
|
Ra được kết quả yêu cầu; hiện tượng rõ ràng; giải thích đúng hiện tượng, tạo được sự thú vị, vui nhộn. |
Ra được kết quả yêu cầu; hiện tượng rõ ràng; giải thích đúng hiện tượng,nhưng chưa tạo được sự thú vị, vui nhộn. |
Ra được kết quả yêu cầu; hiện tượng khá rõ ràng; nhưng chưa giải thích đúng hiện tượng, chưa tạo được sự thú vị, vui nhộn. |
Ra được kết quả nhưng chưa hoàn tất; hiện tượng không rõ ràng; chưa giải thích hiện tượng, chưa tạo được sự thú vị, vui nhộn. |
Trò chơi ô chữ (nhóm 4) |
Nội dung phong phú, đủ các mục đã giao, tạo sự hấp dẫn, thu hút người chơi. |
Nội dung phong phú, đủ các mục đã giao, chưa tạo sự hấp dẫn, thu hút người chơi. |
Nội dung phong phú, chưa đủ các mục đã giao, chưa tạo sự hấp dẫn, thu hút người chơi. |
Nội dung thiếu sót khá nhiều so với các mục đã giao; chưa đủ các mục đã giao, chưa tạo sự hấp dẫn, thu hút người chơi. |
Trả lời câu hỏi do nhóm khác đặt |
Nhanh, hợp lý, thoả mãn những thắc mắc người nghe. |
Trả lời chậm nhưng thoả mãn người nghe. |
Tar lời chậm, chưa thoả mãn người nghe hoàn toàn. |
Trả lời chưa chính xác hoặc không trả lời được. |
Đánh giá cá nhân (5 phút )
1. Để pha loãng axit sunfuric đặc, người ta tiến hành tiến hành :
A. Rót thật nhanh axit vào nước .
B. Rót từ từ axit vào nước .
C. Rót từ từ nước vào axit .
D. Rót thật nhanh nước vào axit .
2. Hiện tượng không xảy ra khi cho những viên kèm tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là :
A. có khi bay lên .
B. ống nghiệm nóng dần lên .
C. có kết tủa màu trắng
D. miếng kim loại tan ra .
3. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ axit sunfuric loãng lên tờ giấy trắng và họ nhẹ trên ngọn lửa | đèn cồn là
A. Tờ giấy hóa đen ngay lập tức .
B. Ban đầu không hiện tượng , sau đó hỏa đen .
C. Ban đầu bị hố đen , sau đó mất màu .
D. Không có hiện tượng .
4. Chọn phát biểu đúng
A. Chất X tác dụng với H2SO4 đặc , nóng sinh ra SO2 , chứng tỏ H2SO4 đặc có tính oxi hóa.
B. Chất X tác dụng với H2SO4 , loãng sinh ra SO2 , chứng tỏ H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
C. Chất X tác dụng với H2SO4 loãng sinh ra muối của kim loại có số oxi hóa cao , chứng tỏ H2SO4 cũng có tính oxi hóa manh .
D. Chất X không tác dụng với H2SO4 đặc , nóng , chứng tỏ H2SO4đặc nóng không có tính oxi hóa mạnh .
5. Axit sunfuric được sử dụng nhiều nhất trong ngành :
A. Sản xuất phân bón .
B. Sản xuất dầu mỏ .
C. Sản xuất chất tẩy rửa
D. Ngành luyện kim.
6. Cho 16 . 8g kim loại X phản ứng hết với lưu huỳnh . Cho sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6 , 72 lýt khí ( đktc ) . Kim loại X là :
A. Zn B. Fe C.AI . D. Mg .
Xem thêm