Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 33: TÍNH CHẤT HÓA HỌC AXIT SUNFURIC
I. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu và kiểm chứng, dạy học hợp tác.
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất hóa học của H2SO4,loãng . GV: “Bằng kiến thức đã học ở hóa lớp 9, những kiến thức đã có và nghiên cứu SGK, các em hãy điền vào phiếu học tập về tính chất hóa học của H2SO4,loãng “ (Phát phiếu học tập đã chuẩn bị cho học sinh)
HS: Hoàn thành phiếu học tập
GV: Tổng kết lại nội dung có trong phiếu và kết luận “axit sunfuric loãng có đầy đủ các tính chất của một axit thông thường” |
I. Tính chất hóa học: 1. H2SO4,loãng:
-Đổi màu quỳ: tímàđỏ
H2SO4,loãng + FeFeSO4 +H2
H2SO4,loãng + Na2CO3Na2SO4 + CO2 +H2O
H2SO4,loãng+Ca(OH)2CaSO4 +2H2O
H2SO4,loãng+ BaOBaSO4+ H2O |
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của H2SO4, đặc (20 phút)
GV: Ngoài những tính chất giống với H2SO4,loãng thì H2SO4, đặc có những tính chất gì khác Tiến hành thí nghiệm của Cu và H2SO4, đặc và đặt câu hỏi “Như chúng ta đã biết thì các axit sẽ không phản ứng với kim loại đứng sau H nhưng tại sao axit sunfuric đặc lại xảy ra pư với Cu?Các em hãy tìm hiểu SGK và giải thích tại sao”(sử dụng tn theo phương pháp nghiên cứu + đàm thoại tìm tòi ) (Hiện tượng: Dd màu xanh+khí có mùi sốc)
HS: Quan sát thí nghiệm, đọc SGK và giải thích.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra câu trả lời chính xác “S.OXH mà S có thể đạt được là -2;0;+4;+6 và trong H2SO4 thì S có S.OXH là +6 nên có tính OXH mạnh. Tuy nhiên H2SO4, đặc không pư được với Au và Pt”
GV: Cung cấp thêm thông tin cho HS “Một số KL (Fe, Al, Cr) bị thụ động hóa (Không xảy ra pư) với H2SO4,đặc,nguội .”
GV: “Như chúng ta đã biết ở phần tính chất vật lí thì H2SO4, đặc dễ hút ẩm và được sử dụng làm chất hút ẩm, vậy tính chất nào giúp H2SO4, đặc có thể làm chất hút ẩm? Đây chính là do tính háo nước của H2SO4, đặc . Nó sẽ chiếm nước của các muối hidrat hay H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất”
GV: Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng tính háo nước của H2SO4, đặc với đường. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. (Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng)
HS: Quan sát GV làm thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm dưới sự giám sát của GV. (Chú ý: Thí nghiệm có sử dụng H2SO4, đặc nguy hiểm nên chỉ cho HS tự tiến hành thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ và cần kiểm soát sự an toàn khi thực hiện thí nghiệm).
GV: Tổng hợp lại kiến thức + H2SO4, đặc, nóng có tính OXH mạnh, có thể pư được với kim loại sau Hidro, một số phi kim. + H2SO4, đặc, nguội làm thụ động hóa một số kim loại như Fe, Al, Cr. + H2SO4, đặc háo nước.
|
2. H2SO4, đặc:
Tính OXH :
2H2SO4, đặc, nóng+CuCuSO4+2H2O+SO2
6H2SO4, đặc, nóng+2FeFe2(SO4)3+6H2O+3SO2
2H2SO4, đặc, nóng+S3SO2+2H2O
Fe, Al, Cr thụ động hóa trong H2SO4,đặc,nguội
Tính háo nước:
H2SO4, đặc+ CuSO4.5H2OCuSO4+5H2O
H2SO4, đặc+Cn(H2O)mnC+m H2O |
III. Củng cố kiến thức
IV. Rút kinh nghiệm
Phiếu học tập
Tính chất hóa học của H2SO4,loãng |
1. Khi nhúng quỳ tím vào dung dich H2SO4,loãng: 2. Viết PTPƯ và cân bằng giữa H2SO4,loãng với Fe, Cu, Na2S, Na2CO3, Ba(OH)2, NaOH, CaO, BaO. |
Xem thêm