Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luyện tập nhóm halogen có đáp án – Hóa học 10
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10
Bài 26: Luyện tập nhóm halogen
Bài 1: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohidric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dung làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa : -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự F–, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Đáp án: B
Các phát biểu đúng: (a), (b), (c), (e).
Bài 2: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. CaOCl2 B. KMnO4 C. K2Cr2O7 D. MnO2
Đáp án: C
Bài 3: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
A. 0,05 B. 0,16 C. 0,02 D. 0,10
Đáp án: D
nKMnO4= 3,16/158 = 0,02 (mol)
Bảo toàn electron: nHCl (bị oxi hóa) = 5nKMnO4= 5.0,02 = 0,1 (mol)
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, thu được 28,5 gam muối. Kim loại M là
A. Be B. Cu C. Ca D. Mg
Đáp án: D
M + Cl2 to → MCl2
nM= nMCl2 ⇒ 7,2/M = 28,5/(M + 71) ⇒ M = 24 (Mg)
Bài 5: Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng khí clo sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của NaCl và NaOH trong dung dịch X lần lượt là
A. 1,6M và 0,8M
B. 1,6M và 1,6M
C. 3,2M và 1,6M
D. 0,8M và 0,8M
Đáp án: A
nMnO2 = 69,6/87 = 0,8 (mol); nNaOH = 0,5.4 = 2 (mol)
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
CM NaCl = 0,8/0,5 = 1,6(M); CM (NaOH dư) = (2-1,6)/0,5 = 0,8(M
Bài 6: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho I2 vào dung dịch NaBr.
B. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Đáp án: A
Bài 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
D. Tính khử của ion I– mạnh hơn tính khử của ion Br–.
Đáp án: C
Bài 8: Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Đáp án: D
Bài 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được H2O.
B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
C. Trong các hợp chất, flo chỉ có xố oxi hóa -1.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Đáp án: A
Bài 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho Al tác dụng với I2 có H2O làm xúc tác.
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(d) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Các phản ứng oxi hóa – khử là: (a), (b), (c).
Bài 11: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Đáp án: A
Bài 12: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Clo đóng vai trò
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Đáp án: C
Bài 13: Dãy kim loại nào sau đây gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Cu, Al, Fe
B. Zn, Ag, Fe
C. Mg, Al, Zn
D. Al, Fe, Ag
Đáp án: C
Bài 14: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Al và Br2
B. HF và SiO2
C. Cl2 và O2
D. F2 và H2
Đáp án: C
Xem thêm