Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Clo có đáp án – Hóa học 10:
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10
Bài 22: Clo
Bài 1: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :
A. Cl2, H2O.
B. HCl, HClO.
C. HCl, HClO, H2O.
D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
Đáp án: D
Bài 2: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?
A. KCl, KClO3, Cl2.
B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO, KOH, H2O.
D. KCl, KClO3.
Đáp án: B
Bài 3: Trong các halogen, clo là nguyên tố
A. Có độ âm điện lớn nhất.
B. Có tính phi kim mạnh nhất.
C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.
D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
Đáp án: C
Bài 4: Thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo là: (đktc, Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. 100ml B. 50ml
C. 500ml D. 200ml
Đáp án: A
2NaOH + Cl2 → NaClO + NaCl + H2O
nNaOH = 2 nCl2 = 2. 0,05 = 0,1 mol
⇒ VNaOH = 0,1 : 1 = 0,1 lít = 100ml
Bài 5: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:
A. Al B. Cr
C. Fe D.Ni
Đáp án: A
Bài 6: Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
Đáp án: A
nFeCl3 = 32,5/162,5 = 0,2 (mol)
Bảo toàn nguyên tố Cl
2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,3 (mol) ⇒ V = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)
Bài 7: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 11,20 lít.
Đáp án: C
Bảo toàn khối lượng:
⇒ V = 0,4 . 22,4 = 8,96l
Bài 8: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là
A. Ca B. Zn C. Cu D. Mg
Đáp án: A
Bảo toàn electron: nMCl2 = nMnO2 = 17,4/87 = 0,2 (mol)
⇒ 0,2 (M + 71) = 22,2 ⇒ M = 40 (Ca)
Bài 9: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl– là :
A. 1s22s22p63s23p4.
B. 1s22s22p63s23p2.
C. 1s22s22p63s23p6.
D. 1s22s22p63s23p5.
Đáp án: C
Bài 10: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%. B. 24,32%.
C. 51,35%. D. 48,65%.
Đáp án: B
nCl2 = x mol; nO2 = y mol
⇒ x + y = 0,35 mol (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = mZ – mY = 19g
⇒ 71x + 32y = 19 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15
Đặt nMg = a mol; nAl = b mol
⇒ 24a + 27b = 11,1g (3)
Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2
⇒ 2a + 3b = 1 (4)
Từ (3)(4) ⇒ a = 0,35; b = 0,1
Bài 11: Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất :
A. HCl, HClO
B. HClO, Cl2, H2O
C. H2O, HCl, HClO
D. H2O, HCl, HClO, Cl2
Đáp án: D
Bài 12: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Đáp án: B
Bài 13: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim lọai M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho dung dịch muối Y tác dụng với Cl2 cũng thu được muối X. Kim loại M có thể là
A. Mg B. Zn C. Al D. Fe
Đáp án: D
Bài 14: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
B. Na2SO3 khan.
C. CaO.
D. dung dịch NaOH đặc.
Đáp án: A
Bài 15: Cho 29,2 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96 B. 17,92 C. 5,60 D. 11,20
Đáp án: C
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
⇒ nHCl = 29,2/36,5 = 0,8 (mol) ⇒ nCl2 = 0,8.5/16 = 0,25
V = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)
Xem thêm