Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
CHUYÊN ĐỀ 1 : NGUYÊN TỬ
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. Thành phần nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ electron. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron, phần vỏ gồm các electron. Các đặc trưng của các hạt cơ bản trong nguyên tử được tóm tắt trong bảng sau :
● Kết luận : Trong nguyên tử hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm. Tổng số proton trong hạt nhân bằng tổng số electron ở lớp vỏ. Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron.
II. Điện tích và số khối hạt nhân
1. Điện tích hạt nhân
Nguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron
Ví dụ : Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+
2. Số khối hạt nhân
A = Z + N
Ví dụ : Nguyên tử natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là :
A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị)
3. Nguyên tố hóa học
Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân
Số hiệu nguyên tử (Z) : Z = p = e Kí hiệu nguyên tử
Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử, X là ký hiệu hóa học của nguyên tử.
III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình
1. Đồng vị
Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).
2. Nguyên tử khối trung bình
Gọi A là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 … là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%…
● Lưu ý : Trong các bài tập tính toán người ta thường coi nguyên tử khối bằng số khối.
IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử
– Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo xác định.
– Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt của electron là lớn nhất được gọi là obitan nguyên tử (AO).
– Obitan s có dạng hình cầu, obitan p có dạng hình số 8 nổi, obitan d, f có hình dạng phức tạp.
V. Lớp và phân lớp electron
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần.
Electron ở lớp có giá trị n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử, có mức năng lượng thấp. Electron ở lớp có giá trị n lớn bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử hơn, có mức năng năng lượng cao. Các electron ở lớp ngoài cùng là những electron quyết định tính chất hóa học của nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Thứ tự và kí hiệu các lớp :
2. Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường : s, p, d, f.
Số obitan có trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5 và 7.
Mỗi obitan chứa tối đa 2 electron.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp.
Ví dụ : Lớp K (n = 1) chỉ có một phân lớp s
Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p.
Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron ; Phân lớp p chứa tối đa 6 electron ; Phân lớp d chứa tối đa 10 electron ; Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.
VI. Cấu hình electron trong nguyên tử
1. Mức năng lượng
Trật tự mức năng lượng : 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s …
2. Cấu hình electron
Sự phân bố các electron vào obitan trong nguyên tử tuân theo các quy tắc và nguyên lí :
Nguyên lí Pauli : Trên một obitan có thể có nhiều nhất hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi obitan.
Nguyên lí vững bền : Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Quy tắc Hun : Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử :
Xác định số electron
Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng
Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.
3. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các khí hiếm, vì vậy trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ gồm một nguyên tử. Các nguyên tử có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ H, He, B).
Trong các phản ứng hoá học các kim loại có xu hướng chủ yếu là nhường electron trở thành ion dương.
Các nguyên tử có 5 đến 7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Trong các phản ứng hoá học các phi kim có xu hướng chủ yếu là nhận thêm electron trở thành ion âm.
Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng là các phi kim, khi chúng có số hiệu nguyên tử nhỏ như C, Si hay các kim loại như Sn, Pb khi chúng có số hiệu nguyên tử lớn.
Xem thêm