Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo
Bài giảng: Lính đảo hát tình ca trên đảo – Cánh diều
Tóm tắt bài Lính đảo hát tình ca trên đảo – Mẫu 1
Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)… nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết “người thương” ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết “bóng dáng nào sẽ đến” với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.
– Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
– Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sơm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề “Từ góc sân nhà em “(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là “Góc sân và khoảng trời” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài Thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được rất nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
– Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người đề nghị đổi câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu , thành “Đường ta rộng thênh thang ta bước” . Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.
– Thành tích:
+ Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 19711
+ Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982
+ Giải thưởng Nhà nước năm 2000
– Trần Đăng Khoa sáng tác không nhiều, những tác phẩm nổi bật của ông như:
+ Từ góc sân nhà em, 1968.
+ Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
+ Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
+ Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
2. Tác phẩm
Thể loại: Thể thơ Tự do
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
Nội dung chính tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
Tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ
Bố cục tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Chia văn bản thành 2 đoạn
– Đoạn 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.
– Đoạn 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
Giá trị nội dung tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
– Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự lạc quan vui tươi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những người lính trên đảo.
– Tình cảm xót thương trước hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những người lính ngoài đảo xa
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
– Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí trẻ trung sôi nổi
– Giọng thơ hào hứng, say mê