Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Tự tình
Bài giảng: Tự tình – Cánh diều
Tóm tắt bài Tự tình – Mẫu 1
Bài thơ đã nói lên bi kịch của tuổi xuân và bi kịch của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên cứ vậy mà tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người thì mãi không trở lại được nữa. Trong hoàn cảnh ấy sự nhỡ nhàng và sự dở dang của tình duyên càng làm tăng thêm sự xót xa. Khi rơi vào hoàn cảnh ấy có thể nhiều người sẽ không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí là phó mặc và buông xuôi.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
– Hồ Xuân Hương (1772-1822).
– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.
– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.
Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.
b. Phong cách nghệ thuật
– Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
=> Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.
2. Tác phẩm
Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.
Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm
Nội dung chính tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.
Bố cục tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
– Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
– Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn
Giá trị nội dung tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
– Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
– Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
– Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,…