Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hê-ra-clet đi tìm táo vàng – Ngữ văn lớp 10
1. Tác phẩm Hê- ra- clét đi tìm táo vàng
Thử thách cuối cùng mà Ơ-ri-xtê giao cho Hê-ra-clét là phải đoạt được những
quả táo vàng của những tiên nữ E-xpê-rít (Ilespérides) đem về. Chuyện xưa kể
rằng, cây táo vàng có quả vàng này vốn là của nữ thần Đất Gai-a vĩ đại, mẹ của
muôn loài. Gai-a đã đem cây táo vàng này tặng cho nữ thần Hê-ra làm quà mừng ngày nữ thần Hê-ra kết hôn với dấng phụ vương Dớt. Hê-ra vô cùng sung sướng trước tặng vật quý. Nàng đem cây táo về trồng ở một khu vườn của mình, một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát (Atlas) giơ vai chống đội bầu trời. Để ngăn ngừa những người lạ, nhất là những người con gái của Át-lát hay lui tới chơi ở khu vườn này, thấy chùm táo đẹp hái đi mất, nữ thần Hê-ra giao khu vườn cho một con rồng tên là La-đông (Ladon) canh giữ, một con rồng có tới một trăm cái đầu. Có người kể không phải là La-đông có một trăm dầu mà chỉ có một thôi, nhưng đặc biệt là nó không lúc nào ngủ cả. Mắt nó lúc nào cũng mở trừng trừng. Cẩn thận hơn, Hê-ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ (Nymphe) có một cái tên gọi chung là E-xpê-rít, hoặc những tiên nữ Chiều Hôm, trông coi.
Nhưng vườn táo này ở đâu? Ở biển Đông hay biển Mặt Trời lặn? Ở trong vùng sa mạc cát nóng hay dưới chân những ngọn núi tuyết phủ quanh năm? Người kể thì nhiều nhưng người đi thì xem ra chưa thấy có một ai. Hê-ra-clét lặn lội từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường.
(Lược một đoạn: Trên đường đi tìm những quả tảo vàng, Hê-ra-clét gặp nhiều thử thách như phải giao đấu với hai cha con thần Chiến tranh A-rét, đi tìm thần Biển Nê-rê để hỏi đường, phải đi ngược lên tận miền cực Bắc, phải băng qua vùng sa mạc nóng như thiêu như đốt, phải chiến đấu với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.)
Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét với Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hệ-ra-clét quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao dấu với Hê-ra-clét. Thì ra Ăng-tê có một điều bí mật như một lá bùa hộ mệnh. Đó là nhờ thần Đất Mẹ Gai-a. […] Chính vị nữ thần này dã luôn luôn tiếp sức cho dứa con trai của mình. Tìm ra được điểm mạnh đó của Ăng-tê, Hê-ra-clét quyết loại trừ nó. Lừa một miếng sơ hở, Hê-ra-clét gồng minh nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống. Lần này thì Ăng-tê chết thật, chết không cách gì cứu vãn được. Nữ thần Đất Mẹ Gai-a không tiếp sức được cho đứa con trai ghê gớm của mình, dành chịu để nó thiệt phận trong dôi tay rắn như sắt của Hê-ra-clét.
(Lược một đoạn: Hê-ra-clét đặt chân đến đất nước Ai Cập. Suýt bị vua Ai Cập bắt làm vật hiển tể, người anh hùng đã chiến đấu để giải thoát cho mình và tiếp tục lên đường.)
Nhiều nỗi gian nguy, nhiều cuộc xung đột mà Hê-ra-clét đã phải đương đầu. Cuối cùng, chàng tới được vùng núi Cô-ca-do (Caucase). Tại đây, chàng lập được một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Chúng ta chắc chưa ai quên chuyện Prô-mê-tê bị Dớt trừng phạt. Trên đỉnh cao chót vót của một ngọn núi trong dãy Cô-ca-dơ, thần Dớt đã cho lũ tay sai đao phủ đóng danh xiềng Prô-mê-tê vào núi đá. Thần Dớt còn sai một con đại bàng mỏ quắm, móng nhọn, ngày ngày, tới mổ bụng ăn gan Prô-mê-tê. Nhưng buồng gan của Prô-mê-tê là bất tử. Nó bất tử như Ti-tăng (Titan )( Prô-mê-tê). Vì thế, ban ngày buồng gan bị con ác điều ăn di thì ban đêm nó lại mọc lại nguyên vẹn, tươi mới như chưa hề bị thương tổn. Prô-mê-tê đã dũng cảm chịu dựng cực hình như thế hàng bao thế kỉ. Hàng bao thế kỉ trôi qua nhưng Prô-mê-tê vẫn không hề khuất phục Dớt.
Hê-ra-clét đến. Chàng nhìn thấy vị thần ân nhân của loài người bị xiềng trên đỉnh núi cao chót vót và những cánh chim dang chấp chới, lượn lờ. Có lẽ giờ đây con đại bàng do Dớt phái đến đang moi khoét gan của vị thần ân nhân của loài người. Hê-ra-clét leo lên đỉnh núi. Kia rồi, cảnh tượng thương xót và tàn nhẫn ấy đang diễn ra như chọc vào mắt chàng. Không phải đắn đo suy nghĩ gì, Hê-ra-clét giương cung và buông dây. Tách một cái, con đại bàng ngã quay xuống đất. Chàng chạy lại chặt tung xiềng xích giải phóng cho Prô-mê-tê. Thế là hết, chấm hết vĩnh viễn từ đây cuộc đời khổ nhục bị xiềng xích vào ngọn núi đá cô quạnh này. Prô-mê-tê vươn vai sảng khoái, đón chào cuộc sống mới tự do. Đền ơn người anh hùng đã giải phóng cho mình, Prô-mê-tê nói cho Hê-ra-clét biết, chàng không thể tự tay hải lấy những quả táo vàng được. Việc này phải nhờ tay thần Át-lát mới xong.
Hê-ra-clét tới xứ sở của chị em E-xpê-rít. Chàng gặp vị thần Át-lát đang khom lưng, giơ vai chống đội bầu trời, đầu cúi gục, nhọc nhằn, mệt mỏi. Đó là hình phạt của Dớt đối với Át-lát vì vị thần này xưa kia can tội đứng về phía những Ti-tăng, những vị thần già, chống lại thần Dớt. Hê-ra-clét cất tiếng nói:
– Hỡi thần Át-lát, một Ti-tăng con của U-ra-nốt (Ouranos) bao la và của Gai-a vĩ đại, đang phải chịu khổ hình! Ta là Hê-ra-clét, con của đấng phụ vương Dớt, đến đây để làm một việc không phải do trái tim ta muốn. Nhà vua Ơ-ri-xtê, người được nữ thần Hê-ra sủng ái, sai ta đi lấy những quả táo vàng ở khu vườn cấm do ba tiên nữ E-xpê-rít trông coi. Xin Ti-tăng Át-lát hãy giúp ta trong việc này vì ta chẳng thể trở về Mi-xen (Mycènes) khi trong tay không có những quả táo đó.
Thần Át-lát đáp lại:
– Hỡi Hê-ra-clét, người con trai danh tiếng của thần Dớt! Ta sẵn sàng giúp đỡ nhà ngươi. Nhưng ai sẽ thay thế ta chống đỡ bầu trời? Nhà ngươi liệu có thể thay ta làm việc đó khi ta đi lấy về cho nhà ngươi ba quả táo vàng do ba chị em nàng E-xpê-rít trông coi không? Nếu được, ngươi hãy ghé vai vào đây thay ta đảm đương công việc trong chốc lát.
Hê-ra-clét nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống dỡ bầu trời. Một sức nặng ghê gớm, chưa từng thấy, dè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khoẻ mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ cũng còn loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhưng nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng. Nhờ thế, Hê-ra-clét đứng vững cho đến khi Át-lát trở về. Át-lát đi đến bên chàng và bảo:
– Hỡi Hê-ra-clét! Ta đã lấy được ba quả táo vàng đem về cho nhà ngươi đây! Thật là những quả táo quý vô ngần. Mà thôi, tiện đây ngươi hãy để ta mang luôn những quả táo này về Mi-xen cho O-ri-xtê. Người chịu khó chờ ta một lát vì ta đi rất nhanh. Các vị thần bao giờ cũng vượt núi, băng rừng, qua sông nhanh chóng và dễ dàng hơn những người trần bấy yếu
Hê-ra-clét đoán ngay được ý đồ đen tối của thần Át-lát. Chàng tươi cười bảo Át-lát:
– Hỡi vị thần Át-lát! Thật là quý hoá! Ta không biết dùng những lời lẽ gì để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của ta đối với sự giúp dỡ tận tình của người. Nhưng trước khi người di tới dó, thành Mi-xen đầy vàng bạc, xin người hãy ghé vai đỡ cho ta một lát để ta kiếm tấm áo, tấm da lót vào vai cho đỡ dau, đỡ rát.
Át-lát liền làm theo lời Hê-ra-clét. Hê-ra-clét chuồi nhanh ra khỏi gánh nặng bầu trời. Chàng nhặt ba quả táo vàng cho vào đẫy rồi đeo ống tên và cây cung lên vai, thanh gươm vào bên sườn, đoạn cầm lấy cây chuỳ gỗ. Và chàng từ biệt Át-lát:
— Hỡi Át-lát! Xin kính chào người. Hê-ra-clét này chẳng thể nào mắc lừa người dâu. Xin người dừng giận! Có lẽ nào ta lại giơ vai ra chống đỡ bầu trời để chịu đựng cái cực hình mà thần Dớt dành riêng cho ngươi?
Hê-ra-clét trở về Mi-xen. Chàng dâng những quả táo vàng mà chàng phải vượt núi băng rừng, trải qua bao gian nguy vất vả mới đem được về cho Ơ-ri-xtê.
(Theo Thần thoại Hy Lạp, tập II, NGUYỄN VĂN KHOẢ sưu tầm và biên soạn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986)
2. Xuất xứ
Văn bản được trích trong Thần thoại Hy Lạp, tập 2, do Nguyễn Văn Khỏa sưu tầm và biên soạn, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986.
3. Thể loại
– Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa,… phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội
– Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành 3 cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên 3 cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
– Cốt truyện của thần thoại là chuỗi sự kiện được sắp xếp theo một trình tự nhất định, cái này nối tiếp cái kia, xô đẩy nhau, buộc phải giải quyết, sau khi giải quyết hết các mâu thuẫn thì truyện dừng lại.
– Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường.
4. Bố cục Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
Văn bản Hê-ra-clet đi tìm táo vàng được chia thành 4 phần:
– Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
– Phần 2: Cuộc chiến đấu giữa Hê-ra-clét và Ăng-tê.
– Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
– Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo, và cuộc đấu trí với thần để dành được táo.
5. Giá trị nội dung của Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
– Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa.
– Khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Hê-ra-clet dũng cảm, tài giỏi, nhanh trí và đầy bản lĩnh, gặp khó khăn vẫn không bỏ cuộc.
– Cho thấy quyết tâm chinh phục mục tiêu của những người anh hùng cổ đại, và có tính liên hệ tới xã hội hiện nay, khuyến khích con người nên nỗ lực, cố gắng để chạm tới mục tiêu.
6. Giá trị nghệ thuật của Hê-ra-clet đi tìm táo vàng
– Thể hiện được những đặc điểm của thần thoại như việc xây dựng cốt truyện logic, các sự việc liên quan và móc nối với nhau; cách xây dựng nhân vật anh hùng điển hình.
– Lời văn, ngôn từ phù hợp với thể loại thần thoại, đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của câu chuyện tới tận ngày nay.
– Hình ảnh, nhân vật được nhắc tới mang tính tượng trưng, thể hiện quan niệm của con người cổ đại về thế giới.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Trích thần thoại Hy Lạp)
Tác giả – tác phẩm: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)
Tác giả – tác phẩm: Thần trụ trời
Tác giả – tác phẩm: Ra – ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)
Tác giả – tác phẩm: Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)