Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường THPT …………. Tổ: ………………….. |
Họ và tên giáo viên ………………………….. |
|||
BÀI 9 : LIÊN KẾT ION |
||||
Tuần: |
Tiết: |
Ngày soạn: |
Thời gian thực hiện: 2 tiết |
|
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về loại liên kết hóa học hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình khi chúng phản ứng với nhau.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt sự hình thành các loại ion và liên kết ion; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.
2. Năng lực hóa học
– Năng lực nhận thức hoá học: Trình bày sự hình thành liên kết ion; Nêu được cấu tạo tinh thể NaCl; Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn ở điều kiện thường; Lắp được mô hình tinh thể NaCl (theo mô hình có sẵn).
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Khám phá, tìm hiểu những bí ẩn của tự nhiên cũng như ứng dụng trong cuộc sống dựa trên kiến thức về liên kết ion.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách hình thành liên kết hóa học của các hợp chất ion; ứng dụng của hợp chất ion.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Trung thực,cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn khi tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn Hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Sưu tầm hình ảnh video/ hình ảnh động mô phỏng có nội dung liên quan đến bài học, thiết kế phiếu học tập, dụng cụ lắp rắp mô hình NaCl.
2. Học sinh
– Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b. Nội dung
CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Các nguyên tử nhường hoặc nhận electron có còn trung hòa về điện không? Chúng mang điện tích âm hay dương? Các phần tử mang điện này được gọi là gì? Câu 2: Muối thường là các hợp chất chứa liên kết ion. Liên kết ion là gì? |
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: – Các nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ không còn trung hòa về điện (vì khi đó số p < e hoặc p > e). – Khi số p < e phần tử đó mang điện tích âm; số p > e phần tử đó mang điện tích dương. – Các phần tử mang điện này gọi là ion. Câu 2: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. |
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi, hoàn thiện câu hỏi ở phần khởi động. |
Nhận nhiệm vụ. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS. |
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả. |
Báo cáo sản phẩm.
|
Bước 4: Kết luận và nhận định – GV nhận xét đúng sai và chốt kiến thức ở câu hỏi 1. – Với câu hỏi 2, GV không nhận xét tính đúng sai mà dùng nó để dẫn vào bài: Vậy liên kết ion là gì? Sự tạo thành liên kết ion diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài học ngày hôm nay. |
HS hình thành động cơ học tập. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về: “Ion và sự hình thành ion”
a. Mục tiêu
– Trình bày được sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quan sát Hình 9.1, nhận xét số electron trên lớp vỏ với số proton trong hạt nhân của mỗi ion tạo thành. Câu 2: Trình bày cách tính điện tích của các ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron trong Hình 9.1. Câu 3: Ion Na+ và ion O2- thu được có bền vững về mặt hóa học không? Chúng có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào? |
c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: – Ion sodium có số electron trên lớp vỏ ít hơn số proton trong hạt nhân. – Ion oxide có số electron trong lớp vỏ nhiều hơn số proton trong hạt nhân. Câu 2: Điện tích ion = số đơn vị điện tích hạt nhân – số electron của ion. + Điện tích ion sodium = 11 – 10 = +1 + Điện tích ion oxide = 8 – 10 = -2. Câu 3: – Ion Na+ và ion O2- thu được đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên bền vững về mặt hóa học. – Hai ion Na+ và O2- đều có cấu hình electron giống với khí hiếm He với 2 lớp electron và 8 electron ở lớp ngoài cùng. |
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1. |
Nhận nhiệm vụ. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS. |
Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1. |
Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm.
|
Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức. |
Nhận xét sản phẩm của nhóm khác. |
Kiến thức trọng tâm – Nguyên tử nhường hoặc nhận electron tạo thành ion. – Nguyên tử nhận electron tạo thành ion âm (anion): X + ne → Xn-. – Nguyên tử nhường electron tạo thành ion dương (cation): M → Mn+ + ne. – Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tử đã nhường hoặc nhận. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: Liên kết ion.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Quy tắc octet
Giáo án Bài 9: Liên kết ion
Giáo án Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
Giáo án Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Giáo án Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Để mua Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/