Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến – Ngữ văn lớp 10
1. Tác phẩm Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
(Lược dẫn: Sau khi được Huyện Trìa tha bổng ở huyện đường. Thị Hến bị Thầy Nghêu, một gã thầy tu phá giới trong vùng đến gạ gẫm chuyện ái ân. Thị bày ra một kế nhằm chấm dứt mọi sự quấy nhiễu của Thầy Nghêu cùng bọn chức sắc, nhằm “Giữ tiết hạnh một đường cho toại”. Thị cho mời cả ba gã đàn ông mê gái – Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa – cùng đến nhà mình và cả ba cùng sập bẫy. Dưới đây là lớp XIX, cũng là lớp kết thúc vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Nhan đề do người biên soạn đặt).
THỊ HẾN:
– Từ sai người tới đó
tới độ sáng tạo
Sao chưa thấy tới đây?
Ông Huyện Trìa bị mụ Huyện trói tay,
Thầy Để Lại mắc cô Đề buộc cổ.
Còn lão sãi trọc vắng tới nhà mà múa mỏ,
Hay là ta may hết thói lăng nhăng?
Dốc thờ chồng suối bạc cho toàn,
Lại bị quỷ nhà chạy tới phá.
THẦY NGHÊU:
– Trời tăm tối đi hầu bố ngửa,
Cây bụi bờ rờ chẳng ra đường.
(Này! Này, Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào với!)
THỊ HẾN:
– Chào thầy mới tới
Trà nước vội vàng.
Đành lòng đây đó giao duyên
(Nhưng) Sợ nỗi thế gian đàm tiếu (thôi.)
THẦY NGHÊU:
– Vốn đà trước liệu
Lọ phải sau lo
Kệ kinh chuông mõ trả cho chùa
Cày, cấy, đâm, xay đành phận mỗ.
(Này này!) Khuyên cùng với đó,
Chớ khá phụ đây,
Tuy làm vầy cũng tiếng ông thầy,
Ở như vậy uổng tài bà goá.
(Tiếng Đề Hầu kêu cửa)
THỊ HẾN:
(-Ủa!)
Tiếng ai kêu chỉ lạ
Hay là thầy Lại đến đây?
(Này! Này! Mô Phật!)
Đi ra kẻo tội với thầy,
Ở đó ắt tại trước mắt! (Chớ chẳng chơi đâu!).
THẦY NGHÊU:
Lão Đề Lại làm chi quá ngặt,
Khiến thầy tu chạy đã hầu điên.
(Thím oi! Thím!)
Trốn chỗ nào khác chỉ cho min!
(Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!
THỊ HẾN:
– Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó.
(Để tôi) Ra ngõ mời người đặng vào đây,
Dầu chuyện chỉ chịu khó một giây,
(Để) Người về đã, sẽ vầy hai mặt.
(Thầy Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào)
Lại nói — Thưa thầy!
Nghe kêu lật đật,
Mở cửa vội vàng
Thỉnh lại gia trang,
Sẽ bày tình tự.
ĐỀ HẦU:
– Ơn mỗ cứu cho bữa trước
Nay nường còn nhớ chưa quên?
Sao đã cùng ông Huyện kết duyên,
Mà vội phụ thầy Đề tình ngãi, (hử?)
THỊ HẾN:
– Xin thầy hãy nghĩ lại
Quan huyện dạy (tôi) phải vâng,
Đành đôi ta là cái duyên hằng
(Thế mà) Không nghe đó, sao cho nên việc, (thưa thầy?)
ĐỀ HẦU:
– Phải lắm! Thế mới biết
Đèn không khêu không tỏ,
Chuông không đánh không kêu.
(Ta nói thiệt) Đó không thương đây cũng quyết liều,
(Chừ) Duyên đã khẳn nàng tua giữ dạ.
THỊ HẾN:
– Ái ân việc còn thong thả,
Rượu trà xin hãy vui chơi
Chẳng mấy khi dặng hiệp một nơi
Bây giờ đã gặp nhau hai mặt
(Chừ có việc này)
Tôi xin hỏi thiệt, thầy khá tỏ bày!
Thầy hằng xem luật lệ xưa nay,
Tu (mà) phá giới tội chi khinh trọng, (thưa thầy?)
ĐỀ HẦU:
– Lỗ tai nghe quá chướng
Trong luật lệ rất to,
Hễ phá giới tức hành trảm quyết!
(Huyện Trìa tới)
HUYỆN TRÌA:
(nói ngoài cửa)
– Viên ngoại diễu văn tế thuyết
Môn tiền hữu ngã quan nhon
Mỏ của ra! Mau tiếp đại tân!
Ở mụ! Kíp kíp ra mời quan Huyện, (nào!)
ĐỀ HẦU:
(- Chui chao!)
Văn ngôn sắc biến! Sắc biến!
Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!
Nếu mà ông Huyện tri tình,
Chắc hẳn thầy Đề mang khổ
(Thầy Đề trốn, ông Huyện vào)
HUYỆN TRÌA:
– Việc thuế má, án từ quá gấp
Đêm tối tăm đường xá (lại) khó đi!
Tưởng mụ đà tới lúc ngủ khi
Làm mỗ chạy ướt hầu bổ sắp.
Khi sớm, tối đợi mình khổ lắm
Từ rày xin tới mụ cho liên
Gẫm đà phải nợ phải duyên,
Thôi chó làm hòn, làm giận, (nữa mà!)
THỊ HẾN:
– Nghĩ mà tủi phận
Đâu dám trách ai
(Nhưng tôi nghĩ lại, như ông)
Vợ còn, còn sẵn, thiếu chi
(Mà buộc tôi không đặng?)
Trai quá gái không thường lệ
(Tôi cũng) Cam phận thiếp muối trường cơm tẻ.
(Nhưng mà tôi)
E chánh thể cả tiếng nhiều lời (đó thôi!)
(Cho nên tôi)
Lánh một xó, lọ một nơi
Khó trối thây, giàu ai chẳng lụy!
HUYỆN TRÌA:
(-Ui chao! Chừ)
Ta nghỉ ngơi kẻo mệt,
Nói dài lắm cũng buồn
Khuyên khuyên đừng chớ làm tuồng
Bớt bớt xin đừng nói bợm!
THỊ HẾN:
– Sợ gan ruột đàn ông nhiều lớp
Việc nợ duyên dễ thiếp mấy nơi?
Rượu trà hãy xin mời,
Ái ân rồi có đó.
(Bây giờ tôi xin nhờ quan)
Vốn tôi chưa rõ,
Xin hói một lời:
Người từng xem luật lệ nơi nơi
(Là) Có một việc ở đòi lạ
Rầy có chú thầy tu rất chạ
Hay đến nhà mà ve bà goá;
Đã xuất gia phá giới làm vơ,
Thời luật pháp xử chỉ cho rõ?
HUYỆN TRÌA:
(-Uẩy!)
Nói làm chi việc rối
Ai có tiếc làm chi.
Phàm tu hành mà đã xuất gia,
Có phá giới đánh đòn phát lạc!
THẦY NGHÊU:
(Từ gầm giường bò ra)
ĐỀ HẦU:
– Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc!
Thiện xử phân! Thiện xử phân!
(Bẩm quan lớn, lời quan dạy rất minh, chứ thầy Đề ngồi trong
thúng mơ kia nói mới ức chó! Bẩm quan lớn!)
Chơn vi phụ mẫu chỉ dân.
(Chứ thầy Đề)
Chỉ thị dâm ô chi loại!
Như thầy tu phá giới,
Thời bất quá đánh đòn,
Còn thầy Lại phạm giam
Thật ắt là tội chết!
ĐỀ HẦU:
(Lồm cồm bò ra)
– Đầu đuôi tại mụ Hến,
Mưu mẹo bởi lão thầy tu.
Rày quan Huyện trớ trêu,
Mắc đàn bà quá tội.
Tôi cam chịu lỗi
Ai biết mà chê
Trong nha môn từ Huyện đến Đề
Còn tạo lệ không mời luôn thể!
HUYỆN TRÌA:
– Thầy Lại làm nên quá tệ,
Như nhà sư bắt chước cố trêu.
Mắc cỡ lêu lêu!
Lêu lêu mắc cố!
not on they tạo
Rất nên quái gở,
Làm việc lăng nhăng
Hễ miếng to bây quyết kiếm ăn,
Còn đồ vặt bay làm sạch trụi.
Thầy Tu khá lui về cho khỏi
Để Lại mau cõng mỗ về nhà.
Dằn lòng thôi chó ngứa nghề,
Giữ dạ đừng tham của lạ.
(Hạ)
THỊ HẾN:
– Tâm khoái dã! Tâm khoái dã!
Kế hoan nhiên! Kế hoạn nhiên!
Thế thầy tu hết tới ngõ nói điên,
Rày quan huyện hết đến nhà làm bậy.
Giữ tiết hạnh một đường cho loại
Nỗi nhơn duyên đôi chữ không màng
(Hạ)
2. Xuất xứ
a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
– Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
– Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
– Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.
b. Văn bản Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
– Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt
– Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 544 – 548
3. Thể loại
– Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam
– Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.
– Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng… Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,… là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.
4. Nội dung chính
Đoạn trích kể lại cảnh Thị Hến lừa huyện Trìa, đề Hầu và thầy Nghêu đến nhà mình để vạch trần bản chất ham mê sắc đẹp, ý đồ bất chính và dung tục của những kẻ này.
5. Giá trị nội dung của Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
– Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã
– Phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa
– Đưa ra bài học cảnh tỉnh, răn đe đối với mọi người, không nên sa đọa vào cái đẹp mà đánh mất đi lý trí
6. Giá trị nghệ thuật của Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
– Thể hiện đặc trưng của sân khấu chèo qua nhân vật, tình huống, lời thoại, cử chỉ
– Giọng điệu mỉa mai, châm biếm
– Ngôn từ thuần Việt, dung dị, dễ hiểu
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Xã trường – Mẹ Đốp
Tác giả – tác phẩm: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Tác giả – tác phẩm: Chiếc lá đầu tiên
Tác giả – tác phẩm: Tây Tiến
Tác giả – tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan