Huyện Trìa xử án – Ngữ văn lớp 10
1. Nội dung trích đoạn Huyện Trìa xử án
HUYỆN TRÌA: – Tri huyện Trìa là mỗ
Nội hạt tiếng khen khen ta:
Cầm đường ngày tháng vào ra,
Hoa nguyệt hôm mai thong thả.
Nhân rày nhàn hạ,
Rảnh việc bình dân;
Truyền chước bỉ chuý quăng?
Ngã hứng tình ngọc trắng”.
Ngẫm chuyện nhà quá ngán,
Giận mụ huyện hay ghen.
Ngồi lại đó tấc lòng buồn bực.
Cao tài tật túc”,
Tiên đắc hữu tiền”
Dân khen mỗ hữu nhân
Người đồn ta trị lí.
Luật không hay (thời ta) xử theo trí,
Thẳng tay một mực ăn tiền.
Đơn từ già, trẻ, lạ quen,
Nhắm mắt đánh đòn phát lạc .°
Chỗ nào nhắm tết tiền tốt bạc
Lễ phù lưu” hết mấy cũng lo,
Quan ở trên dù cú, hay cò
Đồ hành khiển!” nhiều mâm cũng đăng.
ĐỂ HẦU: (- Dạ, thưa quan bọn này)
“Trộm của Trùm Sò đêm trước
Vu cho Thị Hến hôm qua
Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoán.
Vả chúng nó thiệt đoàn du đãng,
Nhà Trùm Sò nên đấng phú gia:
Tôi vu tang luật nọ khó tha
Nghiệm tình trạng lẽ không nên thứ.
HUYỆN TRÌA: – Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy
Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa
Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ,
Mồỗm xà cáng vinh râu ngoe ngoét!.
Thôi, đây đã biết,
Lựa đó phải thưa.
Đồi cả lũ vào đây
Đăng cho ta lược vấn”.
Lại nói – Nhìn đen trương lấn thần
Xem tình trạng lăng nhăng,
Việc lão Trùm khá nói, khá rằng
Nỗi Thị Hến bày ngay, bày thiệt, (nào!).
THỊ HẾN: – Nỗi ức oan khôn xiết,
Lời ngay thẳng thưa qua,
Việc làm ăn ngày tháng vào ra,
Phận goá bụa hôm mai côi cút.
Gẫm gia đình khó thốt
Nhờ quan lớn tỏ lòng.
Mua của chiên? việc ấy vến không
Vì ai giận nên khai rằng có.
TRÙM SÒ: (- Dạ dạ!)
Mồng một mất đồ hôm nọ,
Mông hai nhìn thấy đăng đây.
Đồ đạc nhìn đã không sai,
Mua chác đó xin ngài tra hỏi.
HUYỆN TRÌA: – Ngồi lâu thời mỏi,
Nó nói kéo đài,
Lão Đề lấy tờ khai,
Đặng ta toan làm án.
Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt
Kẻo hai đàng cua nói có, vọ nói không.
Để Thị Hến khai trước mới xong
Rồi lão Trùm cung sau thì rõ.
Này Thị Hến!
Việc phải, không, vốn ta chưa tó,
Thấy đơn côi chút chạnh lòng thương
(Em) Phải năng lên hầu gần quan
(Thời) Ai dám nói vu oan giao hoa.
Đầu thời đương lạ,
Lâu ắt phải quen.
Hãy xuống lên hầu hạ cho liên,
Phương lợi hại rồi ta sẽ tính.
THỊ HẾN: (- Dạ!)
Trông ơn quan lớn
Đoái xét phận hèn.
Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên,
Tỉ tiện nữ đơn cô là phận dưới.
Như việc ấy nhờ ơn trên phân giải,
Thời duyên kia đành phận thiếp vương mang.
Xin ngài hãy thương,
Vốn tôi ưng dạ.
HUYỆN TRÌA: – Gẫm đó dây duyên nợ
Thật trời đất đẩy đưa,
Căn duyên khéo khéo tình cờ
(Mà) Nhơn ngãi khăng khăng vương vấn.
Khuyên mụ đừng trách phận,
Đây ta đã đành lòng.
Cứ đây mà khai báo cho xong,
Rồi ta sẽ xử phần thuận lí.
ĐỂ HẦU: (riêng) – Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xăng,
Phen này ông bày mặt thú lang
Huếch! với mục cắt râu trụi lủi.
Lại nói – Đòi Thị Hiến vào đây ta hói,
Nào tờ khai đem nạp tại đây.
Lão Trùm Sò ăn nói trầm trây,
Thị Hến oan, tình hình có rõ.
Tờ khai đó, đây đành có đó,
Lúc ra đây, rồi lại xủ đây.
(Hạ)
HUYỆN TRÌA: – Thế lão Lại đã bày,
Làm tờ khai cho nó,
Nguyên tang không phải đó,
Tình trạng nghiệm là phi.
Ý phú gia hống hách,
Hiếp quả phụ thân cô, € Lời phán quyết này của
Cứ lấy đúng pháp công, Huyện Trìa có dựa trên sự thật
“– và có mang lại kết cục công
Tội cả vợ lẫn chồng, Đ bằng cho các bên: Vợ chồng
Trùm Sò và Thị Hến?
(Thôi) Ta thứ? liền ông, liền mụ.
VỢ CHỒNG TRÙM SÒ: – Trời cao kêu chẳng thấu,
Quan lớn dạy phải vâng,
Cúi đầu tạ dưới sân,
Xin lui về bổn quán.
(Hạ)
THỊ HẾN: – Trông ơn quan lớn
Cúi xét phận hèn
Ơn huyện đàng biết lấy chi đền?
Hồi gia nội sẽ toan báo đáp.
2. Xuất xứ
a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
– Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
– Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
– Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.
b. Văn bản Huyện Trìa xử án
– Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt
– Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 – 538
3. Thể loại
– Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam
– Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.
– Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng… Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,… là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.
4. Nội dung chính
Đoạn trích kể lại một cảnh xử án của Trìa ở huyện đường nhưng mê mệt trước nhan sắc của Thị Hến nên đã xử cho thị được tha bổng.
5. Giá trị nội dung của Huyện Trìa xử án
– Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát mục rữa của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc
– Cho thấy những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan – nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng
– Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng
6. Giá trị nghệ thuật của Huyện Trìa xử án
– Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động
– Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh
– Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Tác giả – tác phẩm: Huyện Trìa xử án
Tác giả – tác phẩm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Tác giả – tác phẩm: Xã trường – Mẹ Đốp
Tác giả – tác phẩm: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến