Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 17. BIẾN THIÊN ENTHALPY TRONG CÁC PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Thông qua bài học, học sinh:
– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn; nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.
– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.
– Tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hoá học của hầu hết các phản ứng hoá học cũng như quá trình chuyển thể của chất;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
2.1. Năng lực hoá học
Năng lực hận thức hoá học:
– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 oC hay 298 K);
– Trình bày được enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng;
– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:
– Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. Tìm hiểu các phản ứng thu nhiệt và toả nhiệt trên thực tế.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
– Tìm hiểu, đưa ra được ví dụ và rút ra kết luận về sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình xảy ra trong tự nhiên. Giải thích các phản ứng hoá học có liên quan đến năng lượng của phản ứng hóa học.
3. Phẩm chất
– Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân;
– Cẩn thận, khách quan và trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Dụng cụ và hóa chất: cốc 250 ml, 2 ống đong 50 ml (cho mỗi nhóm), que khuấy, giá kẹp, nhiệt kế; các dung dịch HCl 0,5 M, NaOH 0,5M, nước, viên C sủi.
– Các hình ảnh: đốt cháy than củi, viên C sủi tan vào nước …
– Các phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giới thiệu về phản ứng hoá học xảy ra kèm theo sự thay đổi năng lượng và tạo tình huống có vấn đề tạo hứng thú HS tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về năng lượng nhiệt, những nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt từ đó vào bài mới.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Nhiệm vụ học tập: – GV đặt câu hỏi: + Trình bày những hiểu biết của em về năng lượng nhiệt? + Liệt kê một số nghề nghiệp liên quan đến năng lượng nhiệt. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Thực hiện nhiệm vụ: – GV gợi ý: Từ thời tiền sử con người đã biết đốt cháy củi để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ … Ngày nay, con người đã biết sử dụng rất nhiều các phản ứng hoá học để chuyển đổi, tích trữ thành các dạng năng lượng như năng lượng nhiệt (nhiên liệu), năng lượng điện (acquy) … – GV ghi nhận các ý kiến của HS và giới thiệu bài học. |
– HS xung phong phát biểu.
|
Kết luận: GV đưa ra vấn đề vào bài: Phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt đóng vai trò quan trọng giúp con người thực hiện các hoạt động sống và phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này. |
– HS lĩnh hội. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. PHẢN ỨNG TOẢ NHIỆT, PHẢN ỨNG THU NHIỆT
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
a) Mục tiêu:
– Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt.
– Dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.
– Tiến hành được thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.
b) Nội dung:
Từ việc quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi phiếu học tập 1 và thực hiện thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà, GV hướng dẫn HS nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng và môi trường xung quanh. Qua đó sẽ trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt và dự đoán được phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
c) Sản phẩm:
– Câu trả lời phiếu học tập 1;
– Câu trả lời trong phần thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|
Nhiệm vụ học tập: – Quan sát hình ảnh GV cung cấp hoặc làm thí nghiệm cho viên C sủi vào nước, thảo luận phiếu học tập 1. – Hình thành khái niệm phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt. |
HS nhận nhiệm vụ. |
|
Thực hiện nhiệm vụ 1: – GV cho HS quan sát hình ảnh đốt cháy củi, viên C sủi tan trong cốc nước (hoặc làm thí nghiệm cho viên C sủi tan trong cốc nước) GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thiện phiếu học tập 1: PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Khi đốt cháy than củi, nhiệt độ không khí xung quanh đám củi cháy biến đổi như thế nào? 2. Khi cho viên sủi vào nước, sau khi viên sủi tan hết, nhiệt độ nước trong cốc biến đổi như thế nào? 3. Thế nào là phản ứng thu nhiệt? Phản ứng toả nhiệt. – GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của học sinhà kết luận. |
– HS quan sát hình ảnh hoặc thí nghiệm.
– HS thảo luận cặp đôi và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV. – Các cặp nộp kết quả hoạt động. PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Khi đốt cháy than củi, không khí xung quanh đám củi nóng lên. 2. Khi cho viên sủi vào nước, sau khi viên sủi tan hết nhiệt độ trong cốc hạ xuống. 3. – Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. – Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. – Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
|
|
Kết luận: Khi các phản ứng hoá học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường làm thay đổi nhiệt độ môi trường. – Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. – Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. |
||
Thực hiện nhiệm vụ 2: Thí nghiệm theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà. Chia lớp thành các nhóm (khoảng 4 nhóm). Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm tr82 – SGK Hoá 10 – KNTT và hoàn thành các nội dung sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Lưu ý: Dung dịch HCl và dung dịch NaOH cần pha sẵn từ trước, để nhiệt độ ổn định bằng nhau. Sau khi rót dung dịch HCl vào cốc, chỉnh đầu nhiệt kế cách mặt dung dịch 1/3 chất lỏng trong cốc. Sau khi rót tiếp dung dịch NaOH thì không cần chỉnh lại nhiệt kế. – GV giám sát, hỗ trợ HS và chuẩn hoá. |
– Các nhóm thực hiện thí nghiệm theo SGK Hoá 10 – tr 82 và dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị sẵn. – Ghi hiện tượng, giải thích, viết PTHH và kết luận vào phiếu chung của nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc thì nhiệt độ trên nhiệt kế tăng dần. HCl + NaOH → NaCl + H2O ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt. 2. Nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ tăng chậm hơn.
– Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác bổ sung.
– Các nhóm nộp kết quả hoạt động của nhóm, tự đánh giá theo bảng kiểm.
|
II. BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến thiên enthalpy, biến thiên enthalpy chuẩn, ý nghĩa của biến thiên enthalpy.
a) Mục tiêu:
– Trình bày được biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng;
– Trình bày được điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/ L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25 oC hay 298 K);
– Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn, vận dụng dự đoán phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.
b) Nội dung: Từ khái niệm về biến thiên enthalpy và biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học, HS trình bày được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn, vận dụng dự đoán phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.
c) Sản phẩm:
– HS trình bày được biến thiên enthalpy và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng, điều kiện chuẩn, ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy chuẩn,
– HS dự đoán được phản ứng là thu nhiệt hay toả nhiệt.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Hóa hoc 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học.
Xem thêm các bài giáo án Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 16: Ôn tập chương 4
Giáo án Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học
Giáo án Bài 18: Ôn tập chương 5
Giáo án Bài 19: Tốc độ phản ứng
Giáo án Bài 20: Ôn tập chương 6
Để mua Giáo án Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/