Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Hương Sơn phong cảnh
Bài giảng: Hương Sơn phong cảnh – Chân trời sáng tạo
Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh – Mẫu 1
Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chùa Hương, Là danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo, phảng phất sự biến hóa thần tiên. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. Nỗi lòng của du khách xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Chu Mạnh Trinh (1682 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
– Ông đỗ tiến sĩ năm 1892.
– Ông là một người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc. Ông đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
2. Tác phẩm
Thể loại: Thơ tự do
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: – Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.
Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
Bố cục tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
– Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn
– Năm câu cuối: suy niệm của tác giả
Giá trị nội dung tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
– Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
– Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
– Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng