Tác giả tác phẩm Một đời như kẻ tìm đường – Ngữ văn 10
I. Tác giả Phan Văn Trường
– Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946. Nguyên quán: Làng Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
– Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. Ông được Tổng thống Pháp đã trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh (Chevalier de la Légion d’Honneur) năm 2007.
II. Tác phẩm văn bản Một đời như kẻ tìm đường
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Một đời như kẻ tìm đường được trích từ cuốn sách cùng tên của tác giả Phan Văn Trường. Cuốn sách là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú của một người đã đi khắp thế giới, trải qua rất nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu cả văn hóa phương Đông và phương Tây và đặc biệt luôn có tinh thần tận hiến. Cuốn sách cũng là lời nhắn nhủ tha thiết và đầy tin yêu của ông dành cho thế hệ trẻ Việt Nam.
3. Tóm tắt văn bản Một đời như kẻ tìm đường
Văn bản nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn
4. Bố cục văn bản Một đời như kẻ tìm đường
– Đoạn 1: Từ đầu đến “tiếp tục bước đi”: Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu.
– Đoạn 2: Còn lại: Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy
5. Giá trị nội dung văn bản Một đời như kẻ tìm đường
– Văn bản gửi gắm những trải nghiệm của bản thân tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.
6. Giá trị nghệ thuật văn bản Một đời như kẻ tìm đường
– Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một đời như kẻ tìm đường
1. Ý nghĩa nhan đề
– Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường.
→ Việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.
2. Các yếu tố tự sự, biểu cảm trong văn bản
– Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.
– Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.
→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:
– Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ “cổ”: “Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ “cổ” thì lại thấy chối tai.”
– Thể hiện tình cảm với những gì thuộc “hiện đại”: “Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại.”
– Thể hiện khát khao tiến về phía trước: “Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.”
→ Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.
3. Ý nghĩa thông điệp
– Những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ.
– Những lựa chọn đó sẽ quyêt định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điểm tiếp theo.
– khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. – Chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Tính cách của cây
Tác giả – tác phẩm: Về chính chúng ta
Tác giả – tác phẩm: Con đường không chọn
Tác giả – tác phẩm: Một đời như kẻ tìm đường
Tác giả – tác phẩm: Mãi mãi tuổi hai mươi