Xúy Vân giả dại – Ngữ văn lớp 10
1. Vở chèo Xúy Vân giả dại
TIỂU DẪN
Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống hay chéo sân đình, là một thể loại sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.
Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là kịch bản (tích chèo), “có tích mới dịch nên trở”, song sự hấp dẫn của chèo là ở nghệ thuật biểu diễn chứ không chỉ ở kịch bản. Mỗi vở chèo thường có một hoặc vài cảnh đặc sắc, thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm. Ví dụ : ở vô Quan Âm Thị Kính là cảnh Thị Mẫu lên chùa và Việc làng ; ở vô Chu Mãi Thần là cảnh Tuần Ti – đào Huế, ở vô Km Nham là cảnh Xuý Vân giả dại…. Đoạn trích Xúy Vân giả dại là một trong những đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.
Tóm tắt vở chèo Kim Nham :
Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), được viên huyện Tể đem con gái là Xuý Vân gả cho. Xuý Vân là một cô gái đảm đang, khéo léo, ước mong của cô chỉ là một gia đình chồng cày vợ cấy, “Chờ cho lúa chín bông vàng – Để anh đi gặt để nàng mang cơm”. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An “dùi mài kinh sử, còn Xuý Vân rất buồn trong cảnh chờ đợi.
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán ảnh Xuý Vân, xui năng giả đền đại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xuý Vân nghe theo, giả điên. Kim Nham mới hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Xuý Văn bộ Kim Nham chạy theo Trần Phương, nhưng gã “Sở Khanh” này đã quay lưng lại với nàng. Xuý Vân lỡ làng, đau khổ, không dám về nhà. Từ chỗ giả đền, nàng trở nên điền thật.
Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xuý Vân đến dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nền bạc” vào nằm cơm sai người đem cho. Xuý Vân bề nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.
Đoạn trích sau đây kể về việc Xuý Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà, để đi theo Trần Phương.
XUÝ VÂN (nói lệch).
Đau thiết thiệt van,
Than cùng bà Nguyệt.
Đánh cho lê liệt,
Chết mệt con đồng.
Bắt đò sang sông.
Bớ đò, bớ đờ
(Via):
Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,
Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyển độ.
(Hát quá giang)(*) :
Nên tôi phải lụy đò,
Cách con sông nên tôi phải lụy đò,
Bởi ông trời tối, phải lụy có bán hàng.
Chả nên gia thất thì về,
Ở làm chi mãi cho chúng chứ, bạn cười.
Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,
Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.
Gió trăng thời mặc gió trăng,
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.
Chị em ơi !
Ra đây có phải xưng danh không nhỉ ?
(Ɖế) Không xưng danh, ai biết là ai ?
XUÝ VÂN:
Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,
Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.
Tuy dại dột, tài cao và giá,
Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,
Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.
Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.
(Hát điệu con gà rừng):
Con gà rừng ăn lẫn với công,
Đắng cay chẳng có chịu được, ức !
Mà để láng giềng ai hay ?
Bông bông dắt, bông bóng dầu,
Xa xa lắc, xa xa lâu,
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện (2)
Chờ cho bóng lúa chín vàng,
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.
Bông bông đắt, bóng bóng dầu,
Xa xa lắc, xa xa lâu
Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.
(Tiếng trống nhịp nổi lên. Xuý Vân múa điệu bắt nhện xe tơ dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch…)
Rủ nhau lên núi Thiên Thai
Thấy hai con qua đang ăn xoài trên cây.
Ba cô bán mắm trong làng.
Mắm không bán hết, còn quang với thùng…
Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé.
(Đế): ờ.
XUÝ VÂN (nói điệu sử rầu) :
Than ôi!
Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình,
Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.
(Hát sắp) :
Than rằng nhân ngãi, cựu tình? tới đâu,
Con cá rô nằm vũng chân trâu,
Để cho năm bảy cần câu châu vào
(Nói):
Chị em ơi, tôi hát xuôi cũng được,
Mà tôi hát ngược cũng hay,
Tôi hát câu này cho chị em nghe nhé !
(Hát ngược) :
Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,
Một đàn các cô con gái lội sông tế bèo.
Chuột đậu cành vào, muỗi ấp cánh dơi,
Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,
Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.
Ở trong đình có cái khua, cái nhỏ
Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột,
Ở dưới sống có cái phố bán bát,
Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà,
Con vâm kia ấp trứng ba ba,
Cưỡi con gà mà đi đánh giặc !
(Xuý Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại).
2. Thể loại
– Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
– Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.
– Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình – Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,…
3. Xuất xứ
a. Vở chèo Kim Nham
– Kim Nham là vở chèo cổ nói về người học trò cùng tên. Sau khi kết duyên với Xúy Vân chàng đã lên kinh đô tiếp tục học hành, Xúy Vân ở nhà bị Trần Phương dụ dỗ, hứa hẹn nên đã giả điên để mong thoát khỏi Trần Phương. Chạy chữa không thành, Kim Nham đành để cho vợ được tự do nhưng khi tới tìm Trần Phương, Xúy Vân lại bị hắn ta trở mặt. Từ chỗ giả điên, nàng đã hóa điên thật.
– Vở chèo Kim Nham nêu cao bài học đạo lý khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.
– Kim Nham hội tụ được những tinh hoa nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước, có những lớp, những màn hết sức đặc sắc, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.
– Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và kết thúc số phận bi kịch của nàng.
b. Đoạn trích Xúy Vân giả dại
– Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam
– Đã có nhiều diễn viên khẳng định tài năng xuất chúng của mình nhờ lớp chèo này như Dịu Hương, Diễm Lộc, Thúy Ngần,…
4. Bố cục Xúy Vân giả dại
– Phần 1: từ đầu đến “ai biết là ai?”: màn giới thiệu của Xúy Vân với khán giả
– Phần 2: tiếp theo đến “than thân vài câu nhé”: tình cảnh éo le, nỗi đau khổ của Xúy Vân hiện tại và niềm mong ước của nàng về một cuộc sống gia đình hòa hợp, hạnh phúc.
– Phần 3: còn lại: nỗi ân hận, xót xa và hối lỗi, tự trách của Xúy Vân
5. Giá trị nội dung của Xúy Vân giả dại
– Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật
– Từ hoàn cảnh của Xúy Vân, giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền
– Thể hiện những quan niệm về gia đình, đạo vợ chồng
– Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
– Bộc lộ niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa
6. Giá trị nghệ thuật của Xúy Vân giả dại
– Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,…
– Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược
– Giàu tính bi kịch
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Ra-ma buộc tội
Tác giả – tác phẩm: Xúy Vân giả dại
Tác giả – tác phẩm: Huyện Đường
Tác giả – tác phẩm: Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Tác giả – tác phẩm: Hồn thiêng đưa đường