Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Mở đầu trang 10 Công nghệ 8: Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào?
Lời giải:
Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo các hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng khác với ban đầu.
1. Hình chiếu vật thể
Khám phá 1 trang 10 Công nghệ 8: Giữa hình chiếu và vật thể ở Hình 2.2 có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Lời giải:
Hình chiếu trên là kết quả khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng chiếu.
Khám phá 2 trang 11 Công nghệ 8: Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3.
Lời giải:
Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3.
– Hình 2.3a: phép chiếu vuông góc
– Hình 2.3b: phép chiếu song song
– Hình 2.3c: phép chiếu xuyên tâm
2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
Khám phá 3 trang 11 Công nghệ 8: Quan sát Hình 2.4 và liệt kê các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau
Lời giải:
Các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau:
– MPHC đứng và MPHC bằng
– MPHC bằng và MPHC cạnh
– MPHC cạnh và MPHC đứng
Khám phá 4 trang 11 Công nghệ 8: Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4
Lời giải:
Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4:
* Với MPHC:
– MPHC đứng: vật thể nằm trước
– MPHC bằng: vật thể nằm trên
– MPHC cạnh: vật thể ở bên trái
* Với người quan sát: nhìn theo hướng từ trước, từ trên, từ trái sang.
Khám phá 5 trang 11 Công nghệ 8: Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện các phần nào của vật thể?
Lời giải:
– Trên MPHC đứng thể hiện chiều dài, cao của vật thể
– Trên PMHC bằng thể hiện chiều dài, rộng của vật thể
– Trên MPHC cạnh thể hiện chiều rộng, cao của vật thể
Khám phá 6 trang 12 Công nghệ 8: Hãy nhận xét vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b.
Lời giải:
Vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b:
– MPHC bằng nằm phía dưới MPHC đứng
– MPHC cạnh nằm bên phải MPHC đứng
Khám phá 7 trang 12 Công nghệ 8: Các hình chiếu (Hình 2.6) có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Lời giải:
Mối quan hệ giữa các hình chiếu:
– Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A
– Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A
3. Hình chiếu khối đa diện
Khám phá 8 trang 12 Công nghệ 8: Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở Hình 2.7 được bao bởi các hình gì?
Lời giải:
– Hình 2.7a: gồm hình chữ nhật và hình vuông
– Hình 2.7b: gồm hình chữ nhật và tam giác đều
– Hình 2.7c: gồm tam giác cân và hình vuông
Khám phá 9 trang 13 Công nghệ 8: Các hình chiếu của khối đa diện (Hình 2.8) có hình dạng và kích thước như thế nào?
Lời giải:
– Hình chiếu đứng: là hình chữ nhật, kích thước các chiều là a, b
– Hình chiếu bằng: là hình chữ nhật, kích thước các cạnh là a, h
– Hình chiếu cạnh: là hình chữ nhật, kích thước các cạnh là b, h
4. Hình chiếu khối tròn xoay
Khám phá 10 trang 13 Công nghệ 8: Hãy nhận xét hình dạng của hình phẳng (đường gạch chéo) ở mỗi trường hợp trong Hình 2.9
Lời giải:
– Hình 2.9a: hình phẳng là hình chữ nhật
– Hình 2.9b: hình phẳng là tam giác vuông
– Hình 2.9c: hình phẳng là cung tròn.
Khám phá 11 trang 13 Công nghệ 8: Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống.
Lời giải:
Một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống: hộp sữa, lon bia, hòm thóc, …
Khám phá 12 trang 13 Công nghệ 8: Quan sát Hình 2.10 và nhận xét hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay
Lời giải:
Hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay:
– Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là hình chữ nhật
– Hình chiếu bằng là hình tròn
5. Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 17 Công nghệ 8: Cho hình chóp đều đáy vuông có chiều cao h = 60 mm, chiều dài cạnh đáy a = 40 mm (Hình 2.13). Hãy vẽ và ghi kích thước hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh mới sau khi đặt mặt đáy của hình chóp đáy vuông này song song với mặt phẳng chiếu cạnh (tỉ lệ 1:1)
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 17 Công nghệ 8: Vẽ và ghi kích thước các hình chiếu của vật thể đơn giản ở Hình 2.14 (tỉ lệ 1:1)
Lời giải:
Vận dụng
Vận dụng trang 17 Công nghệ 8: Hãy vẽ các hình chiếu của vòng đệm phẳng (Hình 2.15) có kích thước như sau:
– Đường kích trong của vòng đệm: Ø34 mm
– Đường kính ngoài của vòng đệm: Ø60 mm.
– Bề dày của vòng đệm: 5 mm
Lời giải:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Ôn tập Chương 1
Bài 4: Vật liệu cơ khí