Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử hay nhất
Video bài giảng Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử – Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?
Trả lời:
Đoạn mở bài đã nêu được sự việc liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại đó:
– Giới thiệu sự việc: Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
– Không gian diễn ra sự việc: Thành phố Rạch Giá (Kiên Giang).
– Thời gian diễn ra sự việc: Hàng năm, từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch
Câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện gì?
Trả lời:
Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện sau:
– Kể và miêu tả lại không khí, cảnh quan nơi thờ phụng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
– Kể về cuộc đời và những chiến công của Nguyễn Trung Trực. (Phần lễ)
– Kể về các hoạt động gặp gỡ, giao lưu, sinh hoạt văn hóa, thiện nguyện. (Phần hội)
Câu 3 trang 47 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện không?
Trả lời:
Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện
Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nội dung đoạn kết bài là gì?
Trả lời:
Đoạn kết nêu cảm nhận của tác giả và khẳng định lại công lao to lớn của Anh hùng Nguyễn Trung Trực và tầm quan trọng của lễ hội tưởng nhớ ông
Hướng dẫn quy trinh viết trang 47 SGK Ngữ văn 7 Tập 1
Trả lời:
a. Dàn ý:
– Mở bài:
+ Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại
+ Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan
– Thân bài:
Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện
+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện
+ Dấu tích liên quan
Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử
+ Bắt đầu – diễn biến – kết thúc
+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả
Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử
– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
b. Bài tham khảo:
Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.
Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.
Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.
Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.
Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.
Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chân, tay, tai, mắt, miệng
Kể lại truyện ngụ ngôn
Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe
Ôn tập trang 53