Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Ôn tập giữa học kì 2
Đọc: Leng keng Đà Lạt trang 72, 73
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Bài đọc: Leng keng Đà Lạt
Vó ngựa khua giòn phía trước
Sau lưng lắc lư tiếng cười
Lục lạc leng keng dốc vắng
Quả thông già nào vừa rơi…
Con đường chầm chậm trôi trôi
Thấp thoáng hàng cây, phố xá
Bé thả hồn ra bốn phía
Không say xe mà say sương
Bác xà ích lỏng dây cương
Để mặc “ngựa quen đường cũ”
Nghe trong chập chờn sương giăng
Những tiếng hí rung bờm gió
Nhìn sâu vào đôi mắt ngựa
Thấy như có nắng ở trong
Long lanh một câu hỏi khế
“Một mai, bạn trở lại không?”
Leng keng xe ngựa một vòng
Hết muốn rời xa Đà Lạt…
Cao Xuân Sơn
Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến “rung bờm gió” và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong khổ thơ đầu gợi tả điều gì?
Trả lời:
Gợi tả hình ảnh khách du lịch vui vẻ trên xe ngựa trong khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt.
Câu 2 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến “rung bờm gió” và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả nói “Bé thả hồn ra bốn phía/ Không say xe mà say sương”?
Trả lời:
Tác giả muốn miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tại Đà Lạt với màn sương bao phủ.
Câu 3 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ “Con đường chầm chậm” đến hết và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy chú ngựa rất lưu luyến với du khách?
Trả lời:
Nhìn sâu vào mắt ngựa/…/”Một mai, bạn trở lại không?”
Câu 4 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thành tiếng đoạn từ “Con đường chầm chậm” đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao du khách không muốn rời xa Đà Lạt?
Trả lời:
Vì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Đà Lạt, trải nghiệm trên xe ngựa và sự hiếu khách của người dân Đà Lạt.
2. Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?
Trả lời:
– Làm cho bài thơ có sự lặp lại, tạo sự hài hòa, cân đối.
– Nhấn mạnh hình tượng của bài thơ: khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt trên chuyến xe ngựa.
Nghe viết: Nha Trang trang 73, 74
Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe – viết:
Nha Trang
Trả lời: Em nghe thầy cô giáo đọc và nghe viết bài Nha Trang.
Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:
a. Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.
b. Viện hải dương học Nha Trang thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, là nơi nghiên cứu về đời sống sinh vật biển lớn nhất Đông Nam Á.
Trả lời:
a. Công ty Du lịch Cánh Buồm Nâu; Câu lạc bộ Em yêu khoa học.
b. Viện Hải dương học Nha Trang; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Nói và nghe: Nói những điều em yêu thích về trường, lớp mình trang 74, 75
Câu hỏi trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nói những điều em yêu thích về trường, lớp mình
Gợi ý:
a. Em muốn nói nhưng nội dung gì?
Giới thiệu chung về trường, lớp: Tên, Địa chỉ,…
Điểm nổi bật về trường, lớp: Cảnh quan, con người,…
Suy nghĩ, tình cảm của em với trường lớp mình.
b. Để bài nói thêm sinh động hấp dẫn, em có thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào?
Tham khảo:
Trường: Trường Tiểu học Thái Thịnh.
Địa chỉ: Đống Đa – Hà Nội.
Cảnh quan: Nhìn thăng vào là dãy nhà hai tầng – đó là dãy nhà Hiệu bộ với hàng chữ “Tất cả vì học sinh thân yêu” được sơn màu xanh lam nổi bật cùng cảnh các bạn học sinh vây quanh Bác được vẽ bằng nét vẽ sinh động trên nền tường hồng nhạt. Bên tay trái là vườn trường với rất nhiều loại cây. Bên tay phải là sân trường với những tán cây cổ thụ. Nổi bật trên cột cờ giữa sân trường là lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong nắng gió. Lui vào phía sau là dãy nhà bốn tầng sơn màu vàng rơm được nối với dãy nhà Hiệu bộ bằng một hành lang rộng. Các phòng học được lát bằng gạch men. Những khung cửa sổ được làm bằng gỗ chắc chắn: các khung cửa được lắp những tấm kính màu nâu. Trước cửa mỗi lớp có một tấm bảng hiệu ghi tên lớp. Trong lớp có tám dãy bàn ghế kiểu mới hai chỗ ngồi. Nhìn lên là tấm bảng chống loá dưới ánh đèn sáng rực.
Tình cảm: yêu trường,…
Luyện từ và câu: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu trang 75
Câu 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Theo Nguyễn Khắc Viện
a. Tìm câu chủ đề.
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
Trả lời:
a. Cây đa nghìn năm là cả một tòa cổ kính.
b. Cây đa nghìn năm / là cả một tòa cổ kính.
CN VN
Chín, mười đứa bé chúng tôi / bắt tay nhau ôm không xuể.
CN VN
Cành cây / lớn hơn cột đình.
CN VN
Ngọn / chót vót giữa trời xanh.
CN VN
Rễ cây / nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
CN VN
Trong vòm lá, gió chiều / gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
CN VN
Câu 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm từ ngữ phù hợp thay cho … trong mỗi câu sau để câu văn trở nên cụ thể, sinh động hơn:
a. Trước mặt chúng tôi là những dãy núi… .
b. Dưới ánh nắng, dòng sông… trôi.
c. Những con sóng … xô vào ghềnh đá.
d. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ…
Trả lời:
a. sừng sững.
b. nhè nhẹ
c. ào ạt
d. ầm ầm
Câu 3 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
Trả lời:
Hôm chủ nhật, được sự phân công của cô chủ nhiệm, nhóm em đã cùng ra chăm sóc vườn hoa hồng của lớp. Chúng em được phân công những nhiệm vụ:
– Nhổ cỏ.
-Tỉa cây.
-Tưới nước.
Chúng em đeo găng tay vải do cô giáo phát, rồi nhổ đi những cây cỏ dại mọc trong luống hoa. Sau đó, chúng em cẩn thận cắt đi những chiếc lá vàng héo úa, để cây trông đẹp hơn. Cuối cùng, chúng em tưới nước sạch cho những cây hoa hồng. Sau khi xong việc, bạn nào cũng rất vui vẻ ra về.
Viết: Viết bài văn tả một cây ăn quả mà em thích trang 76
Đề bài: Viết bài văn tả một cây ăn quả mà em thích
Tham khảo:
Khi mới bắt đầu sang mùa xuân, bố em mang về một cây khế nhỏ, chỉ cao đến vai của em. Bố bảo: “Mùa xuân này mà trồng cây khế thì còn gì bằng”. Cũng bởi vậy mà em hào hứng để chào đón “thành viên mới” của gia đình.
Giống khế mà bố em mua về là giống khế ngọt, được mua từ Nam Định về. Ở dưới Nam Định thì giống cây nào cũng ngon và cũng đều sai trĩu quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, khi bố em mới mua về thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.
Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành là xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.
Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Về lại Gò Công
Ôn tập giữa học kì 2
Bài 1: Cậu bé gặt gió
Bài 2: Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ
Bài 3: Từ Cu-ba