Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 7: Họ hàng, làng xóm
Chia sẻ và đọc: Người cô của bé Hương trang 85, 86, 87
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ ngữ ở bên B phù hợp với từ ngữ ở bên A để hoàn thành các câu sau. Các câu ấy nói lên điều gì?
A |
B |
a, Một giọt máu đào |
1, Người trong một nước phải thương nhau cùng. |
b, Nhiễu điều phủ lấy giá gương |
2, Như cây có cội, như sông có nguồn |
c, Con người có tổ có tông |
3, Hơn ao nước lã |
Phương pháp giải:
HS ghép câu có nghĩa
Trả lời:
a-3, b-1, c-2
Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em tán thành những cách cư xử nào dưới đây giữa hàng xóm, láng giềng?
a, Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
b, Thương người như thể thương thân.
c, Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
d, Một điều nhịn, chín điều lành.
e, Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
g, Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Em tán thành cách cư xử:
a, Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
b, Thương người như thể thương thân.
d, Một điều nhịn, chín điều lành.
g, Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Phần II
Bài đọc:
Người cô của bé Hương
Đấy là người cô mà bé Hương chợt nhớ tới trong một lần trò chuyện với các bạn. Bạn nào cũng khoe rằng họ hàng của bạn ấy tài giỏi nhất trên đời. Bạn Tâm khoe có một người anh họ lái máy bay rất giỏi, khi bay qua nhà Tâm thù ném thư cho Tâm. Loan thì khoe có một người chú lái tàu thủy, mang về cho bạn ấy rất nhiều vỏ ốc đẹp. Hương nghĩ mãi rồi kể: “Cô Thu là cô của tớ. Cô tớ làm y tá ở bệnh viện ngoài Hà Nội. Cô ấy giỏi lắm!”. “Thế cô ấy có hay viết thư cho cậu không?” – Các bạn hỏi. Hương lúng túng: “Không, chắc là cô ấy bận.”
Từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư cho cô Thu, kể về những chuyện hàng ngày ở lớp, ở nhà. Vài tháng sau, trong ngăn kéo của Hương có hơn mười lá thư Hương viết cho cô Thu. Thư không có địa chỉ, ngày tháng và chẳng bao giờ gửi đi đâu.
Hôm nay, bỗng cô Thu nhận được một phong bì dày cộp, trong đó có những lá thư của bé Hương do mẹ Hương ghi địa chỉ và gửi cho cô. Đọc thư, cô rất vui và cảm động. Cô không ngờ, cái con bé Hương, khi theo bố mẹ vào Sài Gòn còn bé tí xíu, thế mà bây giờ đã viết thư cho cô, nhớ đến cô, nghĩ cho cô bao điều tốt đẹp. Ôi, những nét chữ to tướng không đều hàng ấy mang đến cho cô biết bao niềm vui. Cô liền viết một lá thư cho bé Hương, kể công việc của cô cho Hương nghe và hứa sẽ vào thăm Hương trong kì nghỉ phép tới. Cô không quên bỏ vào phong thư một tấm hình đẹp nhất của cô.
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các bạn của Hương khoe về họ hàng như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Các bạn của Hương khoe về họ hàng của các bạn ấy tài giỏi nhất trên đời. Bạn Tâm có anh họ lái máy bay giỏi ném thư cho khi bay qua nhà Tâm, Loan có chú lái tàu thủy mang cho bạn ấy nhiều vỏ ốc đẹp.
Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao Hương lúng túng khi các bạn hỏi về cô Thu?
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Vì cô Thu không hay viết thư cho Hương.
Câu 3 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Sau lần chuyền trò với các bạn, Hương đã làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Sau lần chuyền trò với các bạn, Hương đã viết thư có cô Thu nhưng không gửi đi.
Câu 4 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy thế nào? Vì sao cô cảm thấy như thế?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Khi cô Thu nhận được những lá thư của Hương, cô cảm thấy rất vui và cảm động.Vì cô không ngờ Hương giờ đã biết viết thư cho cô.
Câu 5 trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tưởng tượng em là Hương trong câu chuyện trên, em sẽ nói gì với các bạn khi nhận được thư của cô Thu?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Tưởng tượng em là Hương trong câu chuyện trên, em sẽ nói với các bạn em đã rất vui khi nhận được thư của cô.
Đọc: Kỉ niệm xưa trang 89, 90
Phần I
Bài đọc:
Kỉ niệm xưa
Ngôi nhà cũ của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát lịm, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc. Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.
Trò chơi các chị tôi chơi mãi không chán là bán hàng. Các chị lấy dây tơ hồng mọc trên hàng rào cây cúc tần, cắt khúc ngắn để giả làm bún, phở, lấy lá râm bụt nấu canh. Còn tôi, bé nhất hội, bán bánh đa làm từ khoai lang luộc. Tiếng mời chào, tiếng khen ngon, kêu nóng râm ran cả một góc vườn.
Khác với bọn con gái, lũ con trai – là anh Hải, con bác tôi và Sơn, Hữu – con cô tôi lại khoái trò chơi đánh trận. Anh Hải lớn nhất trong các anh chị em, luôn luôn nhận là tổng chỉ huy. Ba an hem đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả. Thường là đến phần bất phân thắng bại thì ông nội thò đầu ra cửa sổ, quát to: “Nghịch vừa vừa thôi!”
Sau này, khi đã khôn lớn, chị em chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như hồi thơ bé. Chúng tôi hay ngồi nhắc lại những trò chơi thuở nhỏ và mảnh vườn xưa yêu dấu của ông bà nội. Phải chăng bởi những kỉ niệm thơ bé ấy mà tình chị em con cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Khung cảnh ngôi nhà xưa của ông bà nội được miêu tả ngôi nhà khung gỗ có những cột gỗ lim lên nước đen bóng.
Câu 2 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mấy anh chị em chơi những trò chơi gì? Em thích những chi tiết nào trong hai đoạn văn miêu tả các trò chơi ấy?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Mấy anh chị em chơi những trò chơi như bán hàng, đánh trận. Em thích những chi tiết như bán bánh đa làm từ khoai lang luộc, ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả trong hai đoạn văn.
Câu 3 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu vừa trang nghiêm vừa ấm áp. Hãy tìm những chi tiết trong bài đọc thể hiện điều đó.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu vừa trang nghiêm vừa ấm áp. Những chi tiết trong bài đọc thể hiện điều đó là: Ông nội thò đầu ra cửa sổ quát to: “Nghịch vừa thôi”; Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội ngồi sau án thư bên cửa sổ bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc.
Câu 4 trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu nào dưới đây nói lên ý nghĩa ( chủ đề) của bài đọc. Tìm ý đúng:
a, Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu.
b, Mỗi khi ông làm việc, chị em chúng tôi lại kéo nhau ra vườn chơi.
c, Sau này, khi đã lớn khôn, chị em chúng tôi vẫn thân thiết với nhau như hồi còn thơ bé.
d, Phải chăng bởi những kỷ niệm thơ bé ấy mà tình chị em cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Chọn đáp án:
d, Phải chăng bởi những kỷ niệm thơ bé ấy mà tình chị em cô con cậu của chúng tôi vẫn bền chặt mãi qua thời gian?
Luyện từ và câu: Tính từ trang 90, 91
Nhận xét
Các từ in đậm dưới đây miêu tả đặc điểm của những sự vật, hoạt động, trạng thái, … nào?
Ngôi nhà cũ của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu. Ngôi nhỏ khung gỗ, có những cột lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc . […] Ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả. Thường là đến hồi bất phân thắng bại thì ông nội thò đầu ra cửa sổ, quát to: ” Nghịch vừa vừa thôi!”
Phương pháp giải:
HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Trả lời:
Các từ in đậm dưới đây miêu tả đặc điểm của ngôi nhà, khu vườn, căn nhà, nước, đánh nhau, lá cây, quát, nghịch
Luyện tập
Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm những tính từ trong hai khổ thơ sau:
Giàn gấc đan lá
Xanh một khoảng trời
Gió về gió quạt
Mát chỗ em ngồi…
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu mặt trời
Ngủ say trong đó.
Phương pháp giải:
HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Trả lời:
Tính từ: xanh, mát, xinh xinh, chín, say
Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt một câu tả cây hoa (hoặc một đồ vật, con vật,…). Cho biết trong câu đố, từ nào là tính từ, việc sử dụng tính từ ấy có tác dụng gì.
Phương pháp giải:
HS đặt câu và trả lời câu hỏi
Trả lời:
– Cây hoa hồng đỏ trông đẹp làm sao!
– Tính từ: đẹp. Có tác dụng nêu đặc điểm của cây hoa hồng.
Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 91, 92
Đề bài
Tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn theo 1 trong 2 đề sau:
a. Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”, em hãy viết một đoạn văn về vương quốc đó theo trí tưởng tượng của em.
b. Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”, em hãy viết một đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo trí tưởng tượng của em.
Phương pháp giải
HS xếp ý cho đoạn văn theo đề bài đã chọn
Trả lời:
Gợi ý:
Các ý cho đoạn văn viết về ” Ở Vương quốc Tương Lai”:
-Trong khu vườn kì diệu:
+ Em bé mang một chùm quả trên đầu gậy làm gì và nói gì?
+ Em bé thứ hai bê một chùm quả gì?
+ Em bé thứ ba khoe gì?
– Trong công xưởng xanh:
+ Khi tìm đường đến công xưởng thì gặp em bé mang một cái máy gì và đang làm gì? Khi ra đời sẽ làm gì?
+ Em bé thứ hai khoe gì?
+ Em bé thứ ba mang đến cái gì?
+ Em bé thứ tư muốn khoe gì?
+ Em bé thứ năm khoe gì?
Đọc: Mảnh sân chung trang 92, 93, 94
Phần I
Bài đọc:
Mảnh sân chung
Hai gia đình chung mảnh sân nhỏ bé. Không có nét vạch nào chia đôi cái sân, nhưng thường mỗi sáng đều thấy cái sân được phân chia khá rõ: Bên nhà Thuận đã quét sạch phần sân của mình từ sáng sớm, còn nhà Liên thì lá rụng đầy, chiều tối Liên mới quét.
Sáng thứ Hai đầu tuần, Thuận xách chổi ra quét sân. Quét sạch phần bên nhà mình, Thuận đứng lại ngắm nghía. Bỗng Thuận thấy bực bực vì cái sân chia hai nửa. Thuận quét luôn nửa bên kia. Cả mảnh sân sạch bong. Mệt thêm chút, nhưng Thuận thấy rất hài lòng. Sáng hôm sau, Thuận dậy sớm, lại quét luôn cả cái sân, hết sức thoải mái và thích thú.
Sáng thứ Tư, Thuận dậy sớm, hối hả xách chổi ra sân, thì lạ chưa, cả cái sân sạch bong rồi! Và Thuận nghe có tiếng hát khe khẽ của Liên ở bên nhà kia. Thuận trở vào nhà, dặn mẹ:
– Mẹ ơi! Sáng mai mẹ gọi con dậy thật sớm nhé! Trời chưa sáng cũng được!
Sáng thứ Năm, trời mới tờ mờ, mẹ đã gọi Thuận. Thuận bật dậy, xách chổi chạy ngay ra sân, nhưng một lần nữa, cái sân lại sạch bong! Tối hôm đó, Thuận đi ngủ sớm và dặn mẹ gọi dậy sớm hơn nữa.
Nhưng mờ sáng thứ Sáu, trời bắt đầu mưa rả rích. Có hai bạn nhỏ nằm trên giường mà cứ hồi hộp chờ mưa tạnh. Những mưa mãi không tạnh. Nằm chán, cả hai đều đứng ra cửa, nhìn ra sân. Hai bạn nhìn nhau, bất giác cười thật tươi… Từ hôm đó, họ chia phiên nhau, mỗi người quét cái sân chung một ngày. Cái sân lúc nào cũng sạch như lau như li, không một mảnh rác.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái sân chung như được chia thành hai nửa?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Qua đoạn 1, em hiểu cái sân chung như được chia thành hai nửa vì bên nhà Thuận thì đã quét sạch còn nhà Liên thì chưa.
Câu 2 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã làm điều gì đáng khen?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã quét hết mảnh sân mà không để chia thành hai nửa nữa.
Câu 3 trang 93 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu mở đầu mỗi đoạn trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Câu mở đầu mỗi đoạn trong câu chuyện trên có tác dụng thể hiện thời gian địa điểm của từng đoạn.
Câu 4 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện là gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện là nên sống hòa thuận và quan tâm lẫn nhau.
Câu 5 trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4-5 dòng nhật ký.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên: Sáng thứ 6, trời mưa rả rích rất lâu, mãi đến chiều mới tạnh. Sau khi trời tạnh, cả em và Liên đều cầm chổi ra quét sân và nói chuyện. Sau khi sân sạch thì chúng em thống nhất cách quét sân và phân ngày ra quét. Từ đó chiếc sân hôm nào cũng sạch bóng mà không bị chia thành hai nửa nữa.
Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 94
Đề bài
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a. Dựa vào vở kịch “Ở vương quốc Tương Lai”, hãy viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
b. Dựa vào vở kịch “Ở vương quốc Tương Lai”, hãy viết đoạn văn về một em bé trong vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
Phương pháp giải:
HS viết đoạn văn theo đề bài đã chọn
Trả lời:
Gợi ý
Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 94
Đề bài
1. Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.
2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Tình cảm họ hàng, làng xóm được thể hiện qua câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó như thế nào?
b, Nói điều em tưởng tượng được ( về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: “Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ.” Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”.
Đọc: Anh đom đóm trang 95, 96
Phần I
Bài đọc:
Anh đom đóm
Mặt Trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Theo làn gió mát
Anh đi rất êm
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ
Tiếng chị cò bợ
“Ru hỡi ru hời!
Hỡi bé tôi ơi,
Ngủ cho ngon giấc!” …
Ngoài sông thím vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh Sao Hôm
Long lanh đầy nước.
Từng bước, từng bước
Vung ngọn đèn lồng
Anh đóm quay vòng
Như sao bừng nở
Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng Đông
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đêm đêm, anh đom đóm làm công việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Đêm đêm, anh đom đóm lên đèn đi gác.
Câu 2 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy anh đom đóm rất tận tụy với công việc?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Những chi tiết: Anh đóm chuyên cần, đi suốt một đêm cho thấy anh đom đóm rất tận tụy với công việc.
Câu 3 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tác giả dựa vào đặc tính nào của loài đom đóm ở ngoài đời để xây dựng nên nhân vật anh đom đóm trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Tác giả dựa vào đặc tính hoạt động về đêm và bụng phát ánh sáng lập lòe của loài đom đóm ở ngoài đời để xây dựng nên nhân vật anh đom đóm trong bài thơ.
Câu 4 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chủ đề của bài thơ là gì?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ là hoạt động của anh đom đóm.
Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ trang 96
Câu 1 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm tính từ trong đoạn văn sau:
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Chiếc máy xúc của tôi hối hả xúc những gầu đất chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính của buồng máy, tôi bắt gặp một người ngoại quốc cao lớn đứng sừng sững dưới đất. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác,… tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Phương pháp giải:
HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Trả lời:
Tính từ trong đoạn văn: đẹp, nhẹ, lạnh, hối hả, chắc và đầy, cao lớn, sừng sững, xanh, chắc và khoẻ, to, chất phác, giản dị, thân mật
Câu 2 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Xếp các tính từ vừa tìm được vào nhóm thích hợp:
Chỉ hình dáng
Chỉ màu sắc
Chỉ tính cách
Chỉ tính chất
Phương pháp giải:
HS thực hiện xếp tính từ vào nhóm phù hợp
Trả lời:
– Chỉ hình dáng: cao lớn, sừng sững, to
– Chỉ màu sắc: xanh
– Chỉ tính cách: chất phác, giản dị, thân mật
– Chỉ tính chất: đẹp, nhẹ, lạnh, hối hả, chắc và đầy, chắc và khoẻ
Câu 3 trang 96 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về một người họ hàng của em, trong đó có sử dụng ít nhất 3 tính từ.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Anh Thế là anh họ lớn tuổi nhất của em. Năm nay anh ấy đang học đại học năm cuối ở Hà Nội. Anh thế rất thích chơi thể thao nên có dáng người cao ráo và khỏe mạnh. Chính anh Thế là người dạy em chơi bóng đá, giúp em giỏi môn thể thao này như vậy. Em rất yêu quý và xem anh Thế như thần tượng của mình.
Tính từ: lớn, nhất, cao ráo và khỏe mạnh, giỏi, quý
Góc sáng tạo: Tình làng nghĩa xóm trang 96, 97
Đề bài
1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Trang trí hoặc vẽ tranh minh họa cho bài viết.
b, Viết đoạn văn kể về một việc tốt em đã làm để giúp đỡ hàng xóm của em. Trang trí hoặc vẽ tranh minh họa cho bài viết.
Phương pháp giải:
HS viết đoạn văn theo đề bài đã chọn
Trả lời:
Chị Hạnh là hàng xóm của em. Năm nay, chị hai mươi tuổi. Hiện tại, chị là một sinh viên. Chị học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Mọi người trong xóm rất quý mến chị. Em thường sang nhà chị chơi. Những lúc đó, em còn được chị dạy đánh đàn. Chị Hạnh cũng rất khéo tay. Những món ăn do chị nấu rất ngon. Chị cũng có rất nhiều sách truyện hay. Em hay sang nhà mượn chị sách về đọc. Em rất quý mến chị Hạnh.
Tự đánh giá: Trời mưa trang 97, 98, 99
Đọc và làm bài tập “Trời mưa”
Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao bác Lợi lo lắng khi thấy trời mưa? Tìm các ý đúng:
A. Vì bác không thể phơi chăn dạ và áo len.
B. Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà.
B. Vì bác quên dặn Tuấn cất giúp chăn, áo nếu trời mưa.
D.Vì bác đang ở xa, không kịp về cất chăn dạ và áo len.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
B. Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà.
Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao chăn dạ và áo len của bác Lợi không bị ướt? Tìm ý đúng:
A. Vì khu nhà bác Lợi ở không có mưa.
B. Vì bác Lợi đã kịp thời thu chăn dạ và áo len.
C. Vì Tuấn đã thu chăn dạ và áo len giúp bác.
D. Vì Tuấn đã cất chăn dạ và áo len vào nhà bác Lợi.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
C. Vì Tuấn đã thu chăn dạ và áo len giúp bác.
Câu 3 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy Tuấn rất nhanh trí? Tìm các ý đúng:
A. Bạn cất chăn dạ và áo len vào nhà bác Lợi.
B. Bạn cất chăn dạ và áo len vào nhà mình.
C. Bạn không cảm thấy khó khăn vì chăn dạ rất nặng.
D. Bạn bắc ghế để lấy chăn dạ và áo len từ dây phơi xuống.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
D. Bạn bắc ghế để lấy chăn dạ và áo len từ dây phơi xuống.
Câu 4 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng (anh họ hoặc chị, em họ,…) cùng lứa tuổi với em.
b, Viết đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng lớn tuổi của em.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Dưới đây là đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng lớn tuổi của em:
Ông của em tên là Tân, năm nay ông đã ngoài sáu mươi. Trước đây, ông là thầy giáo. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu. Hằng ngày, ngoài việc đưa đón em đi học, ông dạy em làm toán, viết chính tả. Ông còn dạy em hát, múa. Những ngày nghỉ cuối tuần, ông cùng em ra vườn chăm sóc cây. Em rất yêu quý ông.
Câu 5 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chép lại các tính từ trong đoạn văn mà em vừa viết.
Phương pháp giải:
HS dựa vào đoạn văn vừa viết để tìm tính từ
Trả lời:
Tính từ: trẻ, quý, đã ngoài
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Ước mơ của em
Bài 7: Họ hàng, làng xóm
Bài 8: Người ta là hoa đất
Bài 9: Tài sản vô giá
Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1