Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 17: Khám phá thế giới
Chia sẻ và đọc: Chẳng phải chuyện đùa trang 86, 87, 88
* Nội dung chính Chẳng phải chuyện đùa: Bài thơ nói về những phát hiện, những thắc mắc nho nhỏ của tác giả về những đồ vật giản dị trong cuộc sống.
Chia sẻ
Câu 1 trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em hiểu thế nào là “khám phá thế giới”?
Trả lời:
Em hiểu ” khám phá thế giới” là việc tìm tòi, khám phá ra những gì mới lạ, tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội loài người ở khắp nơi trên thế giới.
Câu 2 trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, vì sao người ta cần khám phá thế giới?
Trả lời:
Theo em, người ta cần khám phá thế giới vì để khám phá ra những điều mới lạ và có thể phát minh ra được những thứ mới tiện ích hơn.
Lẳng lặng mà nghe
Những lời tôi đặt
Toàn là chuyện thật
Chẳng phải đùa đầu
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Có mắt đâu mà
Quả na biết mở
Chân bàn, chân tủ
Chẳng bước bao giờ
Gọi là bánh xe
Mã không ăn được
Gọi là cây bút
Sao chẳng thấy cành
Bàn chân chúng mình
Mọc ra… mắt cả
Chiếc hoa gọng vó
Chẳng mắc lưới vào
Chẳng phải đùa đâu
Toàn là chuyện thật
Những lời tôi đặt
Lẳng lặng mà nghe.
Quang Huy
Đọc hiểu
Câu 1 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:
Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Tác giả thắc mắc về điều gì?
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Trả lời:
Câu thơ sau nói đến chai, lọ dùng để đựng nước…. Tác giả thắc mắc lí do cái chai không có đầu nhưng vẫn có cổ.
Câu 2 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác?
Trả lời:
Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác như ngọn gió có gốc ở đâu?, răng cào nhai như nào?, mũi thuyền có ngửi được gì?, ấm sao lại có tai?, bút sao lại có ruột?, na có mắt đâu sao biết mở?, chân bàn, chân tủ bước như nào?, bánh xe mà không ăn được?, cây bút không có cành?, bàn chân lại mọc ra mắt cá?
Câu 3 trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em thích câu thơ (đoạn thơ) nào nhất, vì sao?
Trả lời:
Em thích câu thơ (đoạn thơ) bàn chân chúng mình mọc ra mắt cá vì nó thể hiện cái nhìn thú vị.
Câu 4 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em hãy kể tên một vài sự vật khác có tên gọi “lạ” như trong bài thơ.
Trả lời:
Một vài sự vật khác có tên gọi “lạ” như trong bài thơ là tai nghe, cái quạt,…
Tự đọc sách báo trang 88
Câu 1 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về du lịch, thám hiểm, tìm hiểu thế giới xung quanh.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về những nội dung trên.
Trả lời:
– Bài thơ: Nhắn chú Phạm Tuân
Cháu chào chú Phạm Tuân
Chú bay vào vũ trụ
Có qua bờ sông Ngân
Mượn sao Gàu về nhé
Đồng ta lúa đương cần!
Nếu chú gặp Thần Nông
Nhớ nói giùm: bà cháu
Vẫn kể chuyện về ông
Khom lưng, ông đương cấy
Ruộng trên trời… phải không?
À, chú ơi! Quên mất
Đàn vịt vàng sông Ngân
Bắt về mấy con nhé
Làm giống cho cháu chăn.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về những nội dung trên.
Trung tướng không quân Phạm Tuân sinh năm 1947, được cử sang Liên Xô học Học viện Không quân Gagarin năm 30 tuổi. Trước đó, ông là phi công chiến đấu, người đầu tiên bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ từ trên không và trở về an toàn.
Khi chọn người Việt Nam vào vũ trụ, ông là lựa chọn cuối cùng cho đủ bốn suất. Ông chỉ mất một năm ba tháng để chuẩn bị, gồm việc học kỹ thuật và tập thể lực. Thời gian này được rút ngắn so với các phi công đến từ các nước khác, bởi ông từng lái máy bay chiến đấu.
Thời chiến tranh, ông là người đầu tiên bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ từ trên không và an toàn quay trở về vào năm 1972. Chiến tích này của ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen và được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam năm 1973.
Ngày 23/7/1980, phi công Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37. Ông trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.
Câu 2 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và 1 số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích)
– Cảm nghĩ của em về 1 trong những nội dung trên.
Trả lời:
– Tên bài đọc: Chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng – trung tướng Phạm Tuân hơn 40 năm trước có gì đặc biệt?
– Cảm nghĩ của em về 1 trong những nội dung trên: Thích thú.
Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một số sản phẩm trang 88, 89
Câu 1 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bản hướng dẫn có hình minh họa dưới đây:
Trả lời :
Em đọc bản hướng dẫn.
Câu 2 trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết tiếp nội dung bước 2, bước 3 để hoàn thành bản hướng dẫn hoàn toàn bằng lời dưới đây:
Khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm, … thông qua đường hô hấp. Để sử dụng khẩu trang đúng cách, trước tiên, bạn phải xác định được phần trên, phần dưới của khẩu trang. Nhiều loại khẩu trang có phần trên gắn một dây kim loại mỏng.
Tiếp theo, dựa vào…..
Cuối cùng, bạn hãy …
Trả lời:
Khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm, … thông qua đường hô hấp. Để sử dụng khẩu trang đúng cách, trước tiên, bạn phải xác định được phần trên, phần dưới của khẩu trang. Nhiều loại khẩu trang có phần trên gắn một dây kim loại mỏng.
Tiếp theo, dựa vào đặc điểm của loại khẩu trang bạn có để xác định phần trên, dưới của khẩu trang và xác định mặt trong mặt ngoài theo đường may hoặc màu đậm nhạt
Cuối cùng, bạn hãy đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng
Câu 3 trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết lời hướng dẫn các bước mặc áo phao phù hợp với mỗi hình:
Trả lời:
– Bước 1: Mặc áo phao vào người
– Bước 2: Cầm hai đầu khóa và khóa lại
– Bước 3: Chỉnh lại dây cho vừa thân người
Nói và nghe: Kể chuyện: Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon trang 89, 90
Câu 1 trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện
Trả lời :
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua ra lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi bộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.
Câu 2 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi:
a, Tại sao quân địch lại phát khiếp khi nhìn thấy Gu-li-vơ?
b, Tại sao Gu-li-vơ cố thuyết phục vua xứ Li-li-pút bỏ ý định biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài?
c, Nếu đặt cho Gu-li-vơ một biệt hiệu, em sẽ gọi anh là gì?
Trả lời:
a, Quân địch lại phát khiếp khi nhìn thấy Gu-li-vơ vì Gu-li-vơ quá lớn
b, Gu-li-vơ cố thuyết phục vua xứ Li-li-pút bỏ ý định biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình
c, Nếu đặt cho Gu-li-vơ một biệt hiệu, em sẽ gọi anh người nắm giữ hòa bình.
Đọc: Đường đi Sa Pa trang 90, 91
* Nội dung chính Đường đi Sa Pa: Bài đọc kể về cuộc hành trình đi Sa Pa của tác giả, đồng thời xuyên suốt đó là khung cảnh tuyệt đẹp, gần gũi của Sa Pa.
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo Nguyễn Phan Hách
Đọc hiểu
Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sapa?
Trả lời: Những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sapa là: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô, những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như những ngọn lửa…..
Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh nào?
Trả lời: Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh: nắng phố huyện vàng hoe, những em bé quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng, hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn.
Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những từ ngữ, chi tiết ở đoạn 3 miêu tả khí hậu đặc biệt ở Sa Pa.
Trả lời: Những từ ngữ, chi tiết ở đoạn 3 miêu tả khí hậu đặc biệt ở Sa Pa là: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết, thoắt cái gió xuân hây hẩy…
Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?
Trả lời: Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh như thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết, thoắt cái gió xuân hây hẩy… thể hiện sự đặc biệt riêng của SaPa
Câu 5 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả với Sa Pa như thế nào?
Trả lời: Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả với Sa Pa rất đặc biệt, thể hiện sự yêu mến thiên nhiên, yêu mến sự khác biệt mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.
Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ trang 91, 92
Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi:
Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Theo Nguyễn Phan Hách
a, Tác giả sử dụng những từ nào để tả màu sắc của mỗi con ngựa?
b, Tìm những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên.
c, Theo em, vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó?
Trả lời:
a, Tác giả sử dụng những từ đen huyền, trắng tuyết, đỏ son để tả màu sắc của mỗi con ngựa.
b, Những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên là: đen nhánh, đen tuyền, trắng tinh, trắng xóa, đỏ đậm, đỏ thẫm….
c, Theo em, tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó để làm nổi bật lên nét riêng của các con ngựa.
Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
Trả lời:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều ong lanh, lung linh trong nắng. Chao mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh luận nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa.
Trả lời:
Hoa ly là một loại hoa có bông lớn, màu sắc nhã nhặn và hương thơm tinh tế. Cánh hoa ly khá dày dặn, khi sờ vào cảm giác mềm mịn như nhung vậy. Màu sắc hoa ly khá phong phú, nhưng em thích nhất là màu vàng, vì nó rất tươi sáng và xinh xắn. Hoa ly có mùi hương nồng nàn không kém gì hoa hồng, nhưng nó không lan quá xa, vậy nên thường được ưu ái chọn lựa trưng bày trong nhà. Đặc biệt, hoa ly là loài hoa tươi rất lâu, có thể vẫn luôn duy trì vẻ đẹp khi nở rộ của mình đến hơn một tuần. Thật là tuyệt phải không nào?
Viết: Trả bài viết báo cáo trang 92
Câu 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài của cả lớp.
Trả lời:
Em lắng nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài của cả lớp.
Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tham gia sửa bài cùng cả lớp, sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của báo cáo, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả…
Trả lời:
Em tham gia sửa bài cùng cả lớp, sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của báo cáo, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả…
Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tự sửa bài viết của mình
Trả lời:
Em tự sửa bài viết của mình.
Câu 4 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Trả lời:
Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Đọc: Ngọn đuốc trong đêm trang 93, 94
* Nội dung chính Ngọn đuốc trong đêm: Bài đọc ca ngợi nhà cải cách xã hội Việt Nam Nguyễn Trường Tộ với những ý tưởng duy tân của ông.
Từ thế kỉ XV, những cuộc thám hiểm đã giúp người châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Các phát kiến địa lí đem lại nhiều hiểu biết nhưng cũng kéo theo hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.
Giữa lúc ấy, có một người học rộng tài cao đã sớm nhận ra nguy cơ lạc hậu, liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước. Người có những đề nghị sáng suốt ấy là Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ quê ở tỉnh Nghệ An. Năm 28 tuổi, ông được gửi sang Pháp học. Ông theo học nhiều ngành mới như khai mỏ, xây dựng, chế tạo vũ khí,… Năm 31 tuổi, Nguyễn Trường Tộ về nước. Ông liên tục dâng lên vua những bản điều trần đề nghị triều đình gấp rút chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục, mở rộng quan hệ với các nước châu Âu, cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước. Đáng buồn là triều đình đã bỏ ngoài tai những ý kiến sáng suốt của ông.
Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông đem hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,… để mở trường kĩ thuật.
Nguyễn Trường Tộ mất sớm, không thực hiện được hoài bão của mình nhưng những ý tưởng duy tân của ông như ngọn đuốc trong đêm vẫn còn sáng mãi.
Hoàng Nam
Đọc hiểu
Câu 1 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
Trả lời: Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ rơi bào lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây.
Câu 2 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trong các bản điều trần, ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những gì?
Trả lời: Trong các bản điều trần, ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình duy tân để chấn hưng đất nước.
Câu 3 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ngoài các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì để thực hiện hoài bão chấn hưng đất nước?
Trả lời: Ngoài các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã giúp chính quyền dào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại và cất công sang Pháp để mời chuyên gia mua sách vở, máy móc…..để thực hiện hoài bão chấn hưng đất nước.
Câu 4 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao có thể gọi Nguyễn Trường Tộ là ” ngọn đuốc trong đêm”?
Trả lời: Gọi Nguyễn Trường Tộ là ” ngọn đuốc trong đêm” vì ông mặc dù mất sớm và không thực hiện được những hoài bão đó nhưng những ý tưởng duy tân đó là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho các thế hệ sau này.
Câu 5 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, nhờ đâu Nguyễn Trường Tộ có những đóng góp quý báu đối với đất nước như vậy?
Trả lời: Theo em, nhờ lòng yêu nước và tinh thần ham học hỏi muốn canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ có những đóng góp quý báu đối với đất nước như vậy.
Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm trang 94
Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau:
Câu 1 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào bản hướng dẫn có hình minh họa dưới đây, hãy viết một bài văn ngắn giới thiệu chiếc ống nhòm du lịch và hướng dẫn cách sử dụng ống nhòm.
Trả lời:
Chiếc ống nhòm là người bạn thân thiết giúp khám phá thiên nhiên. Bố chọn cho tôi chiếc ống nhòm màu xanh cỏ úa, dây đeo bằng dù to bản, màu vàng tươi. Tay nắm của nó được làm bằng cao su vừa khít lòng bàn tay. Hai ống kính có thể điều chỉnh để thu phóng ảnh và thay đổi tầm nhìn. Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa”, tôi luôn có cảm giác với được những đám mây ngũ sắc. Đặc biệt, chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố và các chủ lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp tôi nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu. Cách sử dụng ống nhòm như sau: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ông kính cho phù hợp với khoảng cách giữa hai mắt và điều chỉnh khoảng cách gần xa của ống kính để nhìn rõ các vật.
Câu 2 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào bản hướng dẫn dưới đây, viết lời hướng dẫn phù hợp với mỗi hình về cách lắp pin cho một chiếc điều khiển.
Trong nhà bạn, ti vi, máy điều hòa và nhiều quạt điện được bật, tắt, điều chỉnh bằng chiếc điều khiển. Để lắp pin cho những chiếc điều khiển ấy, trước hết, bạn hãy mở nắp hộp pin ( thường ở mặt sau chiếc điều khiển). Tiếp theo, bạn lắp pin vào hộp theo đúng kí hiệu ghi trên hộp ( kí hiệu + là cực dương kí hiệu – là cực âm). Cuối cùng bạn đậy nắp hộp pin lại.
Trả lời:
Bước 1: Mở nắp hộp pin ( thường ở mặt sau chiếc điều khiển)
Bước 2: Lắp pin vào hộp theo đúng kí hiệu ghi trên hộp ( kí hiệu + là cực dương kí hiệu – là cực âm)
Bước 3: Đậy nắp hộp pin
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 95
Câu 1 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về một nhà thám hiểm, một cuộc thám hiểm hoặc một sự khám phá, phát hiện mới.
Trả lời
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
Câu 2 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.
a, Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó? Vì sao?
b, Câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Trả lời:
a, Em thích nhân vật Ma-gien-lăng với chuyến đi vòng quanh thế giới. Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
b, Câu chuyện ca ngợi tinh thần, khát khao khám phá, thám hiểm trái đất của con người.
Đọc: Bức mật thư trang 95, 96
* Nội dung chính Bức mật thư: Câu chuyện kể về một lần cậu bé nọ vô tình phát hiện ra cách thức đọc bức mật thư, dẫn tới quyết định thực hiện cuộc thám hiểm của người chú
Một sáng, chú tôi gọi tôi vào phòng. Ông say sưa nói về một quyển sách cổ vừa tìm được trong tiệm sách cũ. Bỗng một miếng da thuộc cáu bẩn từ quyển sách rơi xuống. Chú tôi nhặt nó lên. Đó là miếng da to bằng bàn tay, có những dòng chữ kì lạ. Chú tôi lẩm bẩm:
– Có vẻ là một bức mật thư.
Ông đọc cho tôi chép lại. Nào ngờ, sau khi liếc qua tờ giấy, ông bỗng đứng bật dậy, chạy xuống đường.
Tôi cầm tờ giấy bí hiểm, cố đọc theo nhiều cách nhưng đều thất bại. Vô tình, tôi dùng nó làm quạt. Khi mặt trái hướng về phía mình, tôi kinh ngạc thấy hiện lên hai từ “núi lửa”, “Trái Đất”. Tôi chăm chú dò từng chữ một. Nhưng đọc xong, tôi hoảng hồn. Trời ơi! Chú tôi mà biết điều bí mật này, ông sẽ sẵn sàng mạo hiểm và kéo tôi theo. Bỗng của phòng bật mở. Chú tôi chẳng nói chẳng rằng, ngồi ngay vào bàn. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Chợt chú tôi đứng dậy, cầm mũ bước ra ngoài. Tôi vội gọi:
– Chú ơi! Cái chìa khoá…
– Chìa khoá nào?
– Chìa khoá của bản mật mã ấy ạ. Nếu chú đọc ngược từ chữ cuối lên thì…
Tôi chưa kịp nói hết câu,
chú đã giật lấy tờ giấy, đọc một mạch:
“Hãy đi xuống miệng núi lửa Xníp-phin trước tháng Bảy. Các bạn sẽ tới được trung tâm Trái Đất. Xa-chu-xem.”.
Đọc xong, chú tôi bảo:
Xa-cnu-xem là một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa. Ác-xen, cháu chuẩn bị hành lí cho chú
– Cái gì ạ? – Tôi kêu lên sửng sốt.
– Và cả cho cháu nữa.
Đi vào lòng Trái Đất ư? Nhưng tôi biết, một người say mê nghiên cứu như chú tôi sẽ không bỏ qua một cuộc mạo hiểm như vậy.
Giuyn Véc-Nơ (Bích Thuỷ dịch)
Đọc hiểu
Câu 1 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuyện gì xảy ra khi người chú nói với cháu về quyển sách cổ?
Trả lời:
Một miếng da thuộc cáu bẩn từ quyển sách rơi xuống khi người chú nói với cháu về quyển sách cổ.
Câu 2 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Người cháu tình cờ phát hiện ra cách đọc bức thư mật như thế nào?
Trả lời:
Người cháu tình cờ phát hiện ra cách đọc bức thư mật khi lấy tờ giấy dùng làm quạt.
Câu 3 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao lúc đầu người cháu không định nói với chú về phát hiện của mình?
Trả lời:
Lúc đầu người cháu không định nói với chú về phát hiện của mình vì sợ ông chú sẽ mẹo hiểm và kéo mình theo
Câu 4 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao người chú tin vào bức mật thư và quyết định thực hiện ngay cuộc thám hiểm?
Trả lời:
Người chú tin vào bức mật thư và quyết định thực hiện ngay cuộc thám hiểm vì trên đó là tên của một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: du lịch trang 97
Câu 1 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi
Du lịch khám phá
(SGK Tiếng việt 4 cánh diều tập 2 trang 97)
a, Tìm trong đoạn văn trên các từ ngữ về du lịch ( khách du lịch, phương tiện đi lại, địa điểm du lịch, hoạt động ở địa điểm du lịch,….)
b, Tìm thêm ở ngoài đoạn văn trên những từ ngữ khác về du lịch.
Trả lời:
a, Các từ ngữ về du lịch: du lịch khám phá, du khách, tham quan, tham gia….
b, Những từ ngữ khác về du lịch như hộ chiếu, du lịch trong nước, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, tour, chuyến đi, khách du lịch quốc tế, lịch trình….
Câu 2 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em).
Trả lời:
Kì nghỉ hè vừa qua, nhà trường đã tổ chức cho học sinh chúng em đi thăm quan lăng Bác. Đây cũng là lần đầu đầu tiên chúng em được ra Hà Nội và đến thăm lăng nên chúng em ai cũng háo hức. Trên xe chúng em đã đồng thanh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, không khí vô cùng hào hứng và vui vẻ. Khi đặt chân đến lăng Bác em đã rất bất ngờ, nơi đây rộng lớn và uy nghiêm hơn rất nhiều so với hình ảnh em đã xem trên báo đài, ti vi. Với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng em được xếp thành hai hàng rồi lần lượt đi vào trong lăng. Chuyến đi đã mang đến cho em rất nhiều những trải nghiệm thú vị, chúng em thêm yêu mến, biết ơn Bác Hồ hơn vì những công lao to lớn của Bác dành cho non sông, dân tộc.
Góc sáng tạo: Vẽ tiếp sức trang 97, 98
Câu 1 trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bản hướng dẫn trò chơi dưới đây và chơi thử trong lớp
a, Chuẩn bị:
– Tổ chức 2 hoặc 3 đội, mỗi đội 4 người.
– Phấn viết, bảng lớp ( nếu chơi trong lớp).
– Giá vẽ, giấy A3, bút lông ( nếu chơi ngoài trời).
– Khăn bịt mắt.
b, Quản trò nêu cách chơi:
– Mỗi đội xếp một hàng dọc cách bảng hoặc giá vẽ 3 mét.
– Mỗi đội sẽ vẽ hình một con thỏ, nhưng mỗi thành viên trong đội chỉ được vẽ một bộ phận ( đầu, thân, chân hoặc đuôi).
– Thành viên đầu tiên của mỗi đội sẽ được bịt mắt và lên vẽ; vẽ cong thì trở về hàng.
– Các thành viên khác quan sát bạn mình vẽ, khi lên vẽ, sẽ được bịt mắt. Cứ như vậy đến khi cả đội vẽ xong.
Trả lời:
Em đọc bản hướng dẫn và chơi thử cùng các bạn.
Câu 2 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em hãy viết bản hướng dẫn một trò chơi mà em thích ( có thể thực hiện ở nhà và vẽ thêm hình minh hoạt cho bản hướng dẫn đó).
Trả lời:
Hướng dẫn Trò chơi: Cướp cờ
*Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
Tự đánh giá trang 98, 99
A, Đọc và làm bài tập
Nhà tôi có khu vườn rất rộng, trồng nhiều hoa.
Những buổi chiều, tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Không bao lâu, tôi đã đoán được hết vườn hoa. Từ trong nhà ra ngoài vườn, tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó.
Bố nghĩ ra trò chơi, thay vì chạm vào hoa, tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi hỏi: “Hoa gì?”. Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.
Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương, bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn còn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể đi dạo. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.
Theo Nguyễn Ngọc Thuần
Câu 1 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bạn nhỏ đã khám phá khu vườn nhà mình bằng cách nào? Tìm ý đúng:
a, Chăm sóc cây trong vườn hàng ngày.
b, Nhìn ngắm các loài hoa trong vườn.
c, Tập cảm nhận các loài hoa bằng xúc giác và khứu giác.
d, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành.
Trả lời:
Chọn đáp án:
c, Tập cảm nhận các loài hoa bằng xúc giác và khứu giác.
Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo bài đọc, vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, chúng ta sẽ cảm nhận được gì? Tìm ý đúng:
a, Cảm nhận được một buổi sáng mù sương.
b, Cảm nhận được không khí yên tĩnh của buổi sáng
c, Cảm nhận được không khí yên tĩnh của ban đêm.
d, Cảm nhận được thời tiết, những bông hoa và cả khu vườn.
Trả lời:
Chọn đáp án:
d, Cảm nhận được thời tiết, những bông hoa và cả khu vườn.
Câu 3 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tác giả muốn nói điều gì qua bài văn trên? Tìm ý đúng:
a, Nói về tài năng đặc biệt của bạn nhỏ.
b, Thể hiện tình yêu thiên nhiên
c, Ca ngợi những bông hoa đẹp
d, Nói về một trò chơi thú vị.
Trả lời:
Chọn đáp án:
b, Thể hiện tình yêu thiên nhiên
Câu 4 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết một bài văn ngắn hướng dẫn các bạn sử dụng một cái bình tưới cây.
Trả lời:
Cách sử dụng bình xịt tưới cây rất đơn giản. Bạn chỉ cần mở nắp bình sau đó đổ vào bên trong nước hoặc dung dịch cần phun cho cây. Bạn lưu ý không đổ quá đầy bình bởi không khí sẽ không thể vào bên trong dẫn đến lực phun của vòi sẽ giảm. Ngoài ra, chú ý đậy nắp bình chặt tay để ngăn nước đổ ra bên ngoài. Để đẩy dòng nước ra ngoài, bạn chỉ cần sử dụng bơm hơi bằng hệ thống piston bên trên nắp.
B. Tự nhận xét
1. Em đạt yêu cầu ở mức độ nào?
Trả lời:
Em đánh giá mức độ đạt yêu cầu của mình.
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời:
Em tự bổ sung, rèn luyện thêm những mặt còn yếu kém.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn
Bài 17: Khám phá thế giới
Bài 18: Vì cuộc sống con người
Bài 19: Ôn tập cuối năm học