Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 4: Lên nương
Đọc: Lên nương trang 23, 24
* Nội dung chính Lên nương:
Văn bản nói về cuộc sống của cô bé Liêm vào mùa hè trên mảnh nương xanh biếc.
* Khởi động
Câu hỏi trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Quan sát tranh bên và trao đổi với bạn:
– Tranh vẽ cảnh ở đâu?
– Bạn nhỏ đang làm gì?
– Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn?
Trả lời:
– Tranh vẽ cảnh ở trên nương.
– Bạn nhỏ đang cùng mẹ bẻ ngô.
– Việc làm của bạn là một hành động ngoan ngoãn, biết chia sẻ công việc với mẹ.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Lên nương
Một cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi. Liêm dừng lại hít hà. Em ngửi thấy mùi ngô non thơm dịu trong gió. Cao nguyên đang mùa xanh mát. Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt. Liêm xốc lại chiếc quẩy tấu trên vai. Em vui bước trên con đường đầy màu xanh. Bố mẹ đi vắng cả. Chị Dua bận ôn bài. Chị chuẩn bị thi vào lớp Mười dưới huyện.
Liêm có cả mùa hè trên mảnh nương xanh biếc này. Hôm nay, Liêm lên chặt cỏ voi cho bò. Hai con bò nuôi nhốt trong chuồng. Mọilần, những bó cỏ voi đều chạy” từ trên nương về trên lưng của bố. Hôm qua, Liêm bảo với bố để mình chăm hai con bò. Bố cười: “Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đầu!”. Liêm cũng cười: “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi.”.
Vậy là chiều nay, Liêm lên nương thật sớm. Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm.
(Lục Mạnh Cường)
Câu hỏi, bài tập
Câu 1 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh nào?
Trả lời:
Cảnh cao nguyên trong đoạn đầu được tả bằng những hình ảnh:
– Cơn gió thổi từ phía thung lũng lên mát rượi.
– Mùi ngô non thơm dịu trong gió.
– Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt
– …
Câu 2 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Mỗi cách nói sau có gì thú vị?
a. Những bó cỏ voi đều “chạy” từ trên nương về trên lưng của bố.
b. Lưng con còn nhỏ lắm, không đủ sức nuôi hai con bò đâu!
Trả lời:
a. Những bó cỏ voi được bố cắt và vác về nhưng được tác giả nhân hóa “chạy” từ trên nương về trên lưng bố.
b. Tuổi của Liêm còn nhỏ không thể nuôi hai con bò mỗi ngày; nhưng lại được bố ví sức là “lưng con còn nhỏ”.
Câu 3 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc?
Trả lời:
Những chi tiết nào cho thấy Liêm rất vui và sẵn sàng với công việc:
– Liêm xốc lại chiếc quẩy tấu trên vai. Em vui bước trên con đường đầy màu xanh.
– Liêm bảo với bố để mình chăm hai con bò.
– Liêm cũng cười: “Không sao. Con đi hai chuyến. Mỗi chuyến một bó cỏ là đủ rồi”.
– …
Câu 4 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Cách tả mặt trời và nắng ở đoạn cuối có gì hay?
Trả lời:
“Mặt trời mới đi hơn nửa đường một tí, nắng vàng soi cái bóng tròn ủm dưới chân Liêm”: Câu văn cho ta thấy Liêm lên nương rất sớm, từ lúc mặt trời vừa mới mọc. Cách tả mặt trời và nắng ở đoạn này khiến cho câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị.
Câu 5 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì về cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao?
Trả lời:
– Cuộc sống của các bạn nhỏ ở vùng cao là cuộc sống tràn ngập những sắc màu và niềm vui. Ngoài những giờ học, các bạn có thể giúp bố mẹ lên nước bẻ bắp hoặc cắt cỏ voi…
Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ trang 24, 25
Câu 1 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
a.
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ca dao
b.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Tục ngữ
c. Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng toả hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy toé nước, mắt thao láo…
Theo Duy Khán
Trả lời:
Câu |
Chỉ con vật |
Chỉ cây cối |
Chỉ thời gian |
Chỉ hiện tượng tự nhiên |
a |
Khoai, đậu, cà, mạ |
Tháng, Tháng Chạp, Tháng Giêng, Tháng Ba, Tháng Tư |
Mưa |
|
b |
Chuồn chuồn |
Mưa, nắng, râm |
||
c |
Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối |
Hoa sen, nhị sen |
Hương thơm |
Câu 2 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm 2-3 danh từ cho mỗi nhóm dưới đây:
Trả lời:
Từ chỉ nghề nghiệp |
Từ chỉ đồ dùng, đồ chơi |
Từ chỉ các buổi trong ngày |
Từ chỉ các mùa trong năm |
Giáo viên, kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ, công nhân, nông dân, kĩ sư,… |
Gấu bông, rô bốt, búp bê, bàn, ghế, cặp sách,… |
Ngày, đêm, sáng, trưa, chiều, tối, bình minh, hoàng hôn,… |
Xuân, hạ, thu, đông |
Câu 3 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đặt 1 – 2 câu nói về một hiện tượng tự nhiên.
Trả lời:
– Ngoài vườn, những đóa hoa hồng đung đưa trong gió tỏa hương thơm ngát.
– Trời bắt đầu âm u, những tia sét chớp nhoáng sáng rực cả bầu trời.
Viết: Viết bài văn kể chuyện trang 25
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Câu 1 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
• Kể câu chuyện bằng lời của mình.
• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động… của nhân vật.
• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
Trả lời:
Em đã được nghe rất nhiều những câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân hậu nhưng em ấn tượng nhất là câu chuyện “Người ăn xin”
Câu chuyện mở đầu với cảnh một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông siết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
– Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì.
Mỗi lần đọc câu chuyện “Người ăn xin” em lại thấy rưng rưng xúc động trước tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót của cậu bé trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
Câu 2 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Trả lời:
Em đọc lại bài viết, phát hiện và chỉnh sửa các lỗi về lời kể, trình tự các sự việc, từ ngữ chỉ thời gian hoặc địa điểm; lời nói, suy nghĩ, hành động của nhân vật, chính tả,…
Vận dụng
Câu hỏi trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đóng vai, nói và đáp lại lời động viên, khen ngợi của bố mẹ và chị Dua với Liêm.
Trả lời:
– Đáp lời của chị Dua: Em cảm ơn chị, chị hãy cố gắng ôn tập để thi thật tốt nhé ạ.
– Đáp lời của bố mẹ: Con cảm ơn bố mẹ, con rất vui vì có thể giúp được bố mẹ những công việc này.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Gieo ngày mới
Bài 4: Lên nương
Bài 5: Cô bé ấy đã lớn
Bài 6: Người thiếu niên anh hùng
Bài 7: Sắc màu