Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 4: Mái ấm gia đình
Đọc: Ngưỡng cửa trang 45, 46, 47
Chia sẻ
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 1: Tìm từ còn thiếu trong các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và hoàn thành ô chữ.
Dòng 1: Chị ngã em _
Dòng 2: Công cha như _ ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Dòng 3: Anh em như thế chân _
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Dòng 4: Khôn ngoan đối _ người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Dòng 5: Đố ai đếm được _ sao
Đố ai đếm được công lao mẹ thầy.
Dòng 6: Con _ có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Dòng 7: Em thuận anh hòa là _ có phúc.
Phương pháp giải:
Em điền từ vào ô trống theo mẫu.
Trả lời:
Tiếng Việt lớp 3 trang 45 Câu 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh đậm.
Phương pháp giải:
Em đọc từ đã được điền ở cột dọc tô màu xanh đậm.
Trả lời:
Từ ở cột dọc màu xanh là: Gia đình.
Bài đọc
Ngưỡng cửa
(Trích)
Nơi ấy ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi ấy đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường tít tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trân sân.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Trả lời:
Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm về ngưỡng cửa là: Khi còn bé được bà và mẹ dắt tay chập chững tập đi men ở ngưỡng cửa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thở 2 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những hình ảnh trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ là: Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2 để trả lời.
Trả lời:
Hình ảnh trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa là: Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 4: Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:
a) Đường đến trường học.
b) Đường đến nhà bạn bè.
c) Đường đến tương lai.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Em hiểu “con đường tít tắp” ở khổ thơ 3 là:
c) Đường đến tương lai.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ: ngỡ, xa tắp, thời tấm bé.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
– Ngỡ: nghĩ.
– Xa tắp: xa xôi, xa xăm, xa tít.
– Thời tấm bé: thời thơ ấu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
– Tớ rất vui khi nghĩ đến việc sắp được về quê thăm ông bà.
– Đường về quê xa tít.
– Khi về quê, tớ được ông bà kể chuyện về thời thơ ấu.
Tự đọc sách báo trang 47
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trò chơi, đồ chơi.
– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trò chơi, đồ chơi.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ về đồ chơi, trò chơi để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau: Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Tập tầm vông, Bập bênh, Làm đồ chơi.
– Bài văn về đồ chơi, trò chơi:
Bài tham khảo 1:
Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.
Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.
Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông.
Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.
Bài tham khảo 2:
Sau khi trường phát động phong trào giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng mấy ngày, số quần áo, sách vở và đồ chơi do chúng em quyên góp đã được khá nhiều. Em chọn trong số đồ chơi của mình ra một thứ rồi mang đến lớp. Đó là chiếc cần cẩu bằng nhựa sơn màu vàng tươi. Đầu cần cẩu có chiếc móc để cẩu hàng. Mỗi khi bắt đầu chơi, em bật công tắc điện. Chiếc cần cẩu nhẹ nhàng quay quanh trục. Dưới bệ cần cẩu có gắn bốn bánh xe, chạy lui chạy tới rất dễ dàng.
Em thích món đồ chơi này lắm nhưng nghĩ đến các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt đang thiếu thốn đủ thứ, em muốn mang đến cho các bạn một niềm vui nho nhỏ. Hình dung ra cảnh một bạn nào đó nâng niu chiếc cần cẩu này trên tay với vẻ sung sướng, em cũng thấy lòng nao nao xúc động.
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
– Cảm nghĩ của em.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Trả lời:
Em ấn tượng với bài văn viết về đồ chơi thứ hai. Bạn nhỏ đã biết chia sẻ, quan tâm. Bạn đã dành món đồ chơi yêu thích của mình cho các bạn ở vùng lũ lụt.
Viết: Ôn chữ viết hoa: E, Ê trang 47
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 1: Viết tên riêng: Ê-đê
Tiếng Việt lớp 3 trang 47 Câu 2: Viết câu:
Em thuận anh hòa là nhà có phúc.
Tục ngữ
Trả lời:
Em thực hiện viết bài vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Nói và nghe: Nhận và gọi điện thoại trang 48, 49
Tiếng Việt lớp 3 trang 48, 49 Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Điện thoại
Đang học bài, Tuấn bỗng nghe tiếng chuông điện thoại. Chưa tới hồi chuông thứ ba, em đã đến bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp vào tai:
– Cháu là Tuấn đây ạ.
Ở đầu dây đằng kia là giọng nói ấm áp của ông ngoại:
– Chào cháu! Ông đây!
– Cháu chào ông ạ! Ông ơi, ông có khỏe không?
– Ông khỏe. Ông gọi để nhắc mẹ cháu đưa em Kem đi tiêm phòng.
– Vâng ạ. Cháu sẽ ghi lại. Lát nữa bố mẹ về, cháy sẽ nhắc ngay.
Rồi Tuấn nhanh nhảu khoe:
– Ông ơi, cháu được cô giáo khen vì làm bài sáng tạo.
– Ồ, cháu của ông giỏi quá! Ông chúc mừng cháu nhé!
– Cháu cảm ơn ông.
– Ông chào cháu!
– Cháu chào ông ạ!
LÊ MINH
a) Vì sao Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên? Chọn ý đúng:
– Vì Tuấn chưa biết ai gọi điện thoại cho mình.
– Vì Tuấn chưa biết người gọi điện thoại muốn nói chuyện gì.
– Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm gì khác cách nói chuyện bình thường? Chọn ý đúng:
– Nói năng lễ phép.
– Nói ngắn gọn.
– Nói thật to.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) Tuấn phải xưng tên khi nhấc ống nghe lên:
– Vì Tuấn dùng điện thoại chung, cần cho người gọi biết mình là ai.
b) Cách nói trên điện thoại có điểm khác cách nói chuyện bình thường là:
– Nói năng lễ phép.
Tiếng Việt lớp 3 trang 49 Câu 2: Cùng bạn đóng vai gọi điện thoại hỏi thăm hoặc chúc mừng một người thân.
a) Phân vai: người gọi điện, người nhận điện.
b) Các vai thực hiện việc phù hợp:
– Nhấn số để gọi.
– Nói lời hỏi thăm hoặc chúc mừng.
– Nói lời đáp.
c) Đổi vai sau mỗi cuộc điện thoại.
Phương pháp giải:
Em thực hành cùng bạn theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
Em cùng các bạn cùng hoàn thành tại lớp.
Đọc: Cha sẽ luôn ở bên con trang 49, 50, 51
Cha sẽ luôn ở bên con
Một trận động đất lớn xảy ra. Chỉ trong vòng 4 phút, nó đã san bằng thành phố. Giữa cơn hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học của con. Ông bàng hoàng, lặng đi vì ngôi trường chỉ còn là một đống gạch vụn. Rồi ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.
Ông cố nhớ lại vị trí lớp học của con, chạy đến đó và ra sức đào bới. Mọi người kéo ông ra và an ủi:
– Muộn quá rồi! Bác không làm được gì nữa đâu!
Nhưng với ai, ông cũng chỉ có một câu hỏi: “Bác có giúp tôi không?”, rồi tiếp tục đào bới. Nhiều người bắt đầu đào bới cùng ông.
Nhiều giờ trôi qua. Đến khi lật một mảng tường lớn lên, người cha bỗng nghe thấy tiếng con trai. Mừng quá, ông gọi to tên cậu bé. Có tiếng đáp lại: “Cha ơi, con ở đây!”. Mọi người cùng ào đến. Bức tường đổ đã tạo ra một khoảng trống nhỏ nên bọn trẻ còn sống.
Bọn trẻ được cứu thoát. Cậu con trai ôm chầm lấy cha:
– Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!
Theo báo Tuổi trẻ (Thanh Giang dịch)
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 1: Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu của truyện để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Khi động đất xảy ra, ngôi trường của cậu con trai cũng bị sụp đổ, chỉ còn là một đống gạch vụn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 2: Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ truyện để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng vì ông nhớ lại lời hứa với con: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.
Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 3: Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?
Phương pháp giải:
Em đọc từ “Nhiều giờ trôi qua…” đến “…nên bọn trẻ con sống” để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả là: sau nhiều giờ, ông đã tìm được con trai cùng các bạn của câu bé.
Tiếng Việt lớp 3 trang 50 Câu 4: Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của truyện.
Trả lời:
Chi tiết cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình là: Sau khi được cứu, câu con trai ôm chầm lấy cha và nói: “Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà.”
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 51 Câu 1: Tìm câu hỏi trong bài và cho biết:
a) Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi?
b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Câu hỏi trong bài là: “Bác có giúp tôi không?”
a) Những từ ngữ cho biết đó là câu hỏi là: từ “không” ở cuối câu.
b) Cuối câu hỏi có dấu hỏi chấm.
Tiếng Việt lớp 3 trang 51 Câu 2: Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã can ngăn hay đã giúp đỡ ông).
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
Phương pháp giải:
Em đặt câu theo mẫu.
Trả lời:
Mẫu: Người cha làm gì khi trận động đất xảy ra?
– Vì sao người cha lại kiên trì tìm kiếm con mình như vậy?
– Mọi người đã làm gì khi người cha muốn tìm con trai?
– Mọi người có giúp đỡ người cha không?
Viết: Kể chuyện em và người thân trang 51
Tiếng Việt lớp 3 trang 51 Câu 1: Nói theo 1 trong 2 đề sau:
a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân).
Gợi ý:
– Câu chuyện xảy ra khi nào?
– Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
– Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy như thế nào?
– Sau việc đó, cha mẹ (người thân) khen em thế nào?
b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
– Câu chuyện xảy ra khi nào?
– Cha mẹ (người thân) của em đã khuyên bảo em những gì?
– Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào?
– Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) Một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân)
– Tuần trước, cô giáo thu vở bài tập toán để kiểm tra. Do chưa làm bài tập nên em đã bị phê bình và bị điểm thấp.
– Em nhớ đến lời hứa với bố mẹ rằng: “Em sẽ không nói dối.”.
– Khi về nhà, em đã thành thật nói với bố mẹ.
– Bố mẹ đã tha lỗi cho em, khen em vì đã trung thực.
b) Một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
– Lúc cả nhà cùng nhau đi dã ngoại.
– Khi chuyến đi kết thúc, cả nhà thu gom lại rác những ngay tại đấy không có chỗ để vứt. Em đã nói là cứ để lại đấy cũng không sao, không có ai thấy. Sau đó bố mẹ đã dạy em như thế là sai.
– Từ đó, em luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Cha mẹ rất vui khi thấy em thay đổi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 51 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Tuần trước, do mải chơi nên em đã không làm bài tập toán đầy đủ. Hôm sau khi đến lớp, cô giáo kiểm tra vở bài tập thấy em chưa làm, cô đã phê bình em và cho em điểm thấp. Em rất lo lắng, sợ bố mẹ biết được sẽ buồn và mắng em. Em đã nghĩ là mình sẽ giấu chuyện này đi không nói cho bố mẹ biết. Nhưng em nhớ đến lời hứa với bố mẹ rằng em sẽ không nói dối. Thế nên khi về nhà, em đã nói lại cho bố mẹ. Mặc dù bố mẹ rất buồn vì em mải chơi mà không làm bài tập, nhưng bố mẹ cũng vui khi em đã trung thực chứ không nói dối. Cũng từ sự việc này mà em chăm chỉ hơn, không còn mải chơi nữa. Em sẽ cô gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.
Bài tham khảo 2:
Mùa hè vừa qua cả nhà em cùng nhau đi dã ngoại. Chuyến đi rất vui vì có phong cảnh đẹp và có đồ ăn ngon. Khi kết thúc chuyến đi, cả nhà thu gom rác lại để vứt nhưng ngay tại địa điểm dã ngoại không có thùng rác. Em đã nói rằng cứ vứt rác ở đấy luôn vì cũng không có ai nhìn thấy cả. Sau đó, bố mẹ đã cầm theo rác đi về và mang đến nơi có thùng rác để vứt. Bố mẹ đã dạy em rằng vứt rác bừa bãi là sai. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan nơi công cộng. Từ đó, em luôn cố gắng vứt rác đúng nơi quy định. Bố mẹ thấy sự thay đổi của em, khen em rất ngoan và bố mẹ rất vui vì điều đó.
Đọc: Quạt cho bà ngủ trang 52, 53
Quạt cho bà ngủ
Ơi chích chòe ơi
Chim đừng hót nữa!
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ.
Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.
Căn nhà đã vắng
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé!
Hoa cam hoa khế
Chín lặng trong vườn
Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.
THẠCH QUỲ
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót vì bà bạn bị ốm, cần yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 2: Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bà? Câu thơ nào cho em biết điều đó?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Trả lời:
Bạn nhỏ đã quạt cho bà ngủ để chăm sóc bà. Câu thơ cho em biết điều đó là: Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều.
Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 3: Tìm những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3 và 4.
Trả lời:
Những từ ngữ tả cảnh không khí yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn: nằm im, chín lặng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 52 Câu 4: Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán biết như vậy?
– Học thuộc lòng bài thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 4.
Trả lời:
Bà mơ thấy thấy tay cháu, quạt đầy hương thơm. Có thể đoán biết như vậy vì tay bạn quạt gió đan xen với hương thơm của hoa cam hoa khế trong vườn.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 53 Câu 1: Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài thơ để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
– Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ.
– Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 53 Câu 2: Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào.
– Ai là gì?
– Ai làm gì?
– Ai thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
– Bạn nhỏ quạt cho bà ngủ: Ai làm gì?
– Cốc chén trong nhà im lặng để bà được yên tĩnh nghỉ ngơi: Ai thế nào?
Viết: Trong đêm bé ngủ trang 53, 54
Tiếng Việt lớp 3 trang 53 Câu 1: Nghe – viết:
Trong đêm bé ngủ
Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những núp non
Con gà trong ổ
Để trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhấc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
PHẠM HỔ
Phương pháp giải:
Em thực hiện bài viết vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ.
Trả lời:
Em hoàn thành bài viết vào vở.
Tiếng Việt lớp 3 trang 53 Câu 2: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
q |
quy |
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
t |
|
5 |
th |
tê hát |
6 |
|
tê e-rờ |
7 |
u |
|
8 |
|
|
9 |
|
|
10 |
x |
|
11 |
|
i dài |
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
q |
quy |
2 |
r |
e-rờ |
3 |
s |
ét-sờ |
4 |
t |
tê |
5 |
th |
tê hát |
6 |
tr |
tê e-rờ |
7 |
u |
u |
8 |
ư |
ư |
9 |
v |
vê |
10 |
x |
ích-xì |
11 |
y |
i dài |
Tiếng Việt lớp 3 trang 54 Câu 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng _át mỏng sân phơi
Vê tròn thành _ọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà _u
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với _ó hát _u quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ,
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất va,
Mắt nhắm rồi, lại mơ ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) chữ r, d hay gi?
Nắng vàng dát mỏng sân phơi
Vê tròn thành giọt nắng rơi bồng bềnh
Nắng đùa với cỏ ngây thơ
Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Nắng cùng với gíó hát ru quê mình.
NGUYỄN TIẾN BÌNH
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 54, 55
Tiếng Việt lớp 3 trang 54 Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.
Mẫu:
Nét xuân
Trong sắc áo của con
Mẹ thêu vào mùa hạ
Giữa muôn vàn sắc lá
Rực ban mai ửng hồng.
Mẹ giấu đi mùa đông
Ẩn vào sau nếp áo
Những ngày trời dông bão
Cũng không về theo tay.
Lượn nét thu mây bay
Cúc chao mình đón gió
Chập chờn làn heo may
Rải trời xanh lên cỏ.
Mẹ níu xuân ở lại
Trong tiếng cười của con
Để niềm thương còn mãi
Theo đường kim xoay tròn
CHU THỊ THƠM
Phương pháp giải:
Em sưu tầm cái bài thơ, câu chuyện về tình cảm gia đình trong sách, báo, tạp chí.
Trả lời:
Một số bài thơ về tình cảm gia đình: Mẹ vắng nhà ngày bão, Mẹ của em, Lấy tăm cho bà,…
Tiếng Việt lớp 3 trang 55 Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
– Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
– Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Em dựa vào gợi ý và trao đổi cùng các bạn.
Đọc: Ba con búp bê trang 55, 56
Ba con búp bê
Hồi Mai 5 tuổi, gia đình em rất nghèo. Anh em Mai không có nhiều đồ chơi. Mai thường sang chơi chung búp bê với Na là bạn hàng xóm. Mai luôn ao ước có một con búp bê.
Đêm Nô-en năm ấy, bố bảo Mai:
– Đêm nay, con hãy xin Ông già Nô-en một món quà con thích. Thế nào điều ước ấy cũng thành sự thật.
Sáng hôm sau, Mai reo lên khi thấy trong chiếc bít tất treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Dốc ngược chiếc bít tất, em thấy không phải một mà là ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi. Có một mảnh giấy rơi ra. Bố đọc cho Mai nghe những chữ viết trên đó: “Ông già Nô-en tặng bé Mai.”.
Về sau, khi đã lớn, Mai mới biết không có Ông già Nô-en nào cả. Hôm đó, bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.
Theo NGUYỄN THỊ TRÀ GIANG
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Bé Mai ao ước điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu của truyện.
Trả lời:
Bé Mai ao ước có một con búp bê.
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của truyện để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là ba con búp bê. Một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 3: Món quà giản dị thể hiện tình cảm của bố mẹ và anh trai đối với Mai như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của truyện.
Trả lời:
Món quà giản dị thể hiện tình cảm yêu thương của bố mẹ và anh trai đối với Mai. Bố đã đẽo gọt khúc gỗ thành búp bê trai, mẹ chắp những mảnh vải vụn thành búp bê gái, còn anh trai loay hoay cả tối để làm cô bé búp bê bằng giấy bồi tặng em.
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 4: Qua câu chuyện, em hiểu vì sao gia đình được gọi là “mái ấm”?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Trả lời:
Qua câu chuyện, em hiểu gia đình được gọi là “mái ấm” vì gia đình là nơi mọi người luôn yêu thương, dành tình cảm cho nhau, trao tặng yêu thương cho nhau bằng tất cả tấm lòng, điều đó vô cùng ấm áp.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm từ ngữ dưới đây:
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố,…
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ,…
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương,…
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và tìm từ điền vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
a) Chỉ người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà,…
b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ, bàn, ghế, ti vi, bếp, giường,…
c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương, gắn bó, chia sẻ, đùm bọc,…
Tiếng Việt lớp 3 trang 56 Câu 2: Đặt câu nói về hoạt động của mỗi người trong câu chuyện Ba con búp bê. Cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).
a) Mai
b) Bố, mẹ hoặc anh
Phương pháp giải:
Em dựa vào các mẫu câu để đặt câu.
Trả lời:
a) Ai thế nào?: Mai rất vui khi có quà Giáng sinh.
b) Ai làm gì?: Bố đục gỗ làm thành búp bê tặng Mai.
Mẹ khâu búp bê vải cho Mai.
Anh trai làm búp bê giấy cho Mai.
Góc sáng tạo: Viết, vẽ về mái ấm gia đình trang 57, 58
Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu 1: Đánh số thứ tự, sắp xếp lại các câu dưới đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 2: Viết đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) thân thương của em. Gắn kèm ảnh hoặc tranh em vẽ ngôi nhà (căn hộ).
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Ngôi nhà thân yêu của em nằm sâu trong con ngõ nhỏ vắng lặng. Nhưng ngôi nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười vui và tình thương yêu ấm áp. Ngôi nhà ba tầng với cánh cửa gỗ nâu sẫm đã sờn màu. Phòng khách nhà em lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp với nhiều đồ vật: bộ bàn ghế, ti vi, lọ hoa,… Em thích nhất là những bức tranh, bức ảnh treo dọc theo chiếc cầu thang uốn lượn. Chiếc cầu thang dẫn lên phòng ngủ của bố mẹ và của anh em em. Trên ban công, mẹ em trồng mấy chậu hoa lan, hoa hướng dương, hoa hồng rực sắc. Chúng điểm tô cho ngôi nhà trở nên tươi đẹp hơn để em luôn yêu ngôi nhà của mình.
Bài tham khảo 2:
Mỗi lần tan học, em lại trở về ngôi nhà thân thuộc của mình. Nơi đây có gia đình với bao kỉ niệm thân thương. Bao nhiêu năm nay em luôn được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Nhà em nằm giữa huyện lị ngoại ô thành phố. Đó là một ngôi nhà cấp bốn; cánh cửa ngõ bằng sắt luôn khép lại. Những cây râm bụt mọc lên rào kín tường kẽm. Nhìn xa giống như một bông hoa đó lần sắc xanh viền quanh khu vườn. Bước vào cổng nhà là thấy ngay hình ảnh những cây xoan, đến mùa trổ hoa, từng chùm như những đám mây trắng chập chờn trông mới đẹp làm sao! Ngồi trong nhà, nhất là những buổi sáng đẹp trời, hay là những buổi trưa hè êm ả em có thể nghe rõ tiếng chim hót lảnh lót trên cành cây đầu sân nhà thật vui, thật hấp dẫn. Đặc biệt, khi mùa gặt đến bước chân vào sân em có thể ngửi thấy mùi rơm rạ bốc lên từ sân phơi. Màu vàng của rạ khô như nói với em rằng: “Mùa bội thu đã trở về”.
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 3: Giới thiệu với các bạn ngôi nhà (căn hộ) của gia đình em qua tranh (ảnh) và bài viết.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Em giới thiệu với các bạn về bức tranh và bài viết của mình.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Niềm vui của em
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1
Bài 6: Yêu thương, chia sẻ
Bài 7: Khối óc và bàn tay