Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí
Khởi động trang 52 Công nghệ 11: Theo em, để sản xuất được chiếc ê tô như hình 11.1 thì cần thực hiện những công việc gì?
Lời giải:
Theo em, để sản xuất được chiếc ê tô như hình 11.1 thì cần thực hiện những công việc:
– Sản xuất phôi
– Chế tạo cơ khí
– Đóng gói và bảo quản
I. Sản xuất cơ khí
Câu hỏi 1 trang 52 Công nghệ 11: Sản xuất cơ khí là gì?
Lời giải:
Sản xuất cơ khí là quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí.
Câu hỏi 2 trang 52 Công nghệ 11: Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm những bước nào?
Lời giải:
Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm những bước:
– Sản xuất phôi
– Chế tạo cơ khí
– Đóng gói và bảo quản
II. Các bước của quá trình sản xuất cơ khí
Câu hỏi 1 trang 53 Công nghệ 11: Sản xuất phôi kim loại gồm những công việc nào?
Lời giải:
Sản xuất phôi kim loại gồm những công việc:
– Khai thác quặng
– Luyện kim
– Chế tạo phôi
Câu hỏi 2 trang 53 Công nghệ 11: Nhiên liệu của quá trình luyện gang là gì?
Lời giải:
Nhiên liệu của quá trình luyện gang là than cốc.
Câu hỏi 3 trang 53 Công nghệ 11: Trình bày quá trình tạo thành gang
Lời giải:
Quá trình hình thành gang:
Quặng, than cốc và chất trợ dung được đưa từ thiết bị chất liệu vào lò và xếp thành từng lớp xen kẽ. Không khí nóng được nén vào lò qua các lỗ gió ở nhiệt độ cao, than cốc bị đốt cháy sinh ra khí carbon monoxide, khí này khử oxit tạo thành sắt. Ở nhiệt độ rất cao, sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ carbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang lỏng chảy xuống đáy lò và được đưa ra ngoài.
Câu hỏi trang 53 Công nghệ 11: Kể tên các công việc cần thực hiện trong chế tạo cơ khí. Trong chế tạo cơ khí phương pháp gia công cắt gọt nào thường được sử dụng?
Lời giải:
– Các công việc cần thực hiện trong chế tạo cơ khí:
+ Chuẩn bị chế tạo
+ Gia công
+ Lắp ráp
+ Kiểm tra và hoàn thiện
– Trong chế tạo cơ khí phương pháp gia công cắt gọt thường được sử dụng:
+ Tiện
+ Phay
+ Khoan
Câu hỏi trang 54 Công nghệ 11: Mục đích của lắp ráp là gì? Sau khi lắp ráp cần phải tiến hành công việc gì?
Lời giải:
– Mục đích của lắp ráp: hoàn thiện sản phẩm
– Sau khi lắp ráp cần phải tiến hành công việc: kiểm tra sản phẩm.
Câu hỏi trang 55 Công nghệ 11: Đóng gói và bảo quản sản phẩm cần lưu ý những vấn đề gì? Lấy ví dụ minh họa.
Lời giải:
* Đóng gói và bảo quản sản phẩm cần lưu ý những vấn đề:
– Đóng gói:
+ Hàng hóa cần được chèn lót xung quanh bằng các vật liệu như mút, xốp.
+ Hàng hóa được cho vào bao bì gỗ, carton có độ lớn tương ứng, bền và dẻo dai.
+ Trên bao bì có ghi rõ yêu cầu khi bốc xếp và vận chuyển.
– Bảo quản:
+ Đặt hàng hóa lên kệ, giá
+ Kiểm tra hàng hóa thường xuyên
* Ví dụ:
Ê tô trước khi đóng gói cần chèn mút để lót, sau đó mới đóng gói vào bao bì có kí hiệu tránh ẩm để cất vào kho và vận chuyển ra thị trường.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 55 Công nghệ 11: Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được những công việc gì nêu trong các bước kể trên?
Lời giải:
Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được những công việc lắp ráp nêu trong các bước kể trên.
Luyện tập 2 trang 55 Công nghệ 11: Trong các bước của quá trình sản xuất cơ khí thì bước nào quan trọng nhất? Vì sao?
Lời giải:
Trong các bước của quá trình sản xuất cơ khí thì chế tạo cơ khí là bước quan trọng nhất.
Giải thích: đây là bước quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Vận dụng
Vận dụng trang 55 Công nghệ 11: Hãy tìm hiểu quá trình sản xuất một số sản phẩm cơ khí trên Internet hoặc trong cơ sở sản xuất ở địa phương em.
Lời giải:
Quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí ở địa phương em đều thực hiện theo các bước:
– Sản xuất phôi
– Chế tạo cơ khí
– Đóng gói và bảo quản
Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập chủ đề 3
Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí
Bài 12: Dây chuyền sản xuất tự động sử dụng robot công nghiệp
Bài 13: Cách mạng công nghiệp 4.0 với tự động hóa quá trình sản xuất
Bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí