Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm
Mở đầu trang 79 Công nghệ 11: Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết.
Lời giải:
Một số bệnh ở gia cầm mà em biết:
– Bệnh cúm gia cầm
– Bệnh cầu trùng gà
– Bệnh đậu gà
1. Bệnh cúm gia cầm
1.1. Đặc điểm bệnh
Câu hỏi trang 79 Công nghệ 11: Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?
Lời giải:
Căn cứ và để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm:
– Sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mũi, nước mắt.
– Mào sưng tích nước, đỏ sẫm.
– Da chân có xuất huyết đỏ.
– Xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hóa.
Luyện tập trang 79 Công nghệ 11: Hãy chọn biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong Hình 14.1.
Lời giải:
Biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm ở các ảnh trong Hình 14.1:
– Hình 14.1a: mào sưng tích nước, đỏ sẫm.
– Hình 14.1b: da chân có xuất huyết đỏ.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi trang 80 Công nghệ 11: Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm.
Lời giải:
Một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm:
– Tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường.
– Xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hóa.
1.3. Phòng và trị bệnh
Câu hỏi trang 80 Công nghệ 11: Hãy nêu các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm.
Lời giải:
Các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm:
* Phòng bệnh:
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
– Tiêm vaccine đầy đủ
– Sử dụng bảo hộ lao động
– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
– Không thả rông
– Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm
– Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
* Trị bệnh:
– Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
– Cách li triệt để: không giết mổ, di chuyển con vật ra ngoài khu vực chăn nuôi và cũng không mang con vật từ nơi khác về.
– Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của bộ y tế.
Luyện tập trang 80 Công nghệ 11: Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2.
Lời giải:
Ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2:
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
– Tiêm vaccine đầy đủ để phòng bệnh.
– Sử dụng bảo hộ lao động để tránh lây nhiễm.
– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ để tiêu diệt mầm bệnh.
– Không thả rông để tránh mầm bệnh lây nhiễm
– Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm để tránh khả năng phát tán bệnh.
– Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín để tránh nhiễm bệnh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Bệnh cầu trùng gà
2.1. Đặc điểm bệnh
Câu hỏi trang 81 Công nghệ 11: Căn cứ vào đâu để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?
Lời giải:
Căn cứ để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng:
– Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau chuyển dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu.
– Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sã cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức.
– Khi mổ khám có thể thấy: xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.
Luyện tập trang 81 Công nghệ 11: Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng nào của bệnh cầu trùng gà?
Lời giải:
Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng của bệnh cầu trùng gà:
Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sã cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Câu hỏi trang 81 Công nghệ 11: Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.
Lời giải:
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà:
Do động vật nguyên sinh có tên trùng bào tử hình cầu gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hóa.
2.3. Phòng và trị bệnh
Câu hỏi trang 81 Công nghệ 11: Bệnh cầu trùng gà có thể điều trị được bằng cách nào?
Lời giải:
Bệnh cầu trùng gà có thể điều trị được bằng cách: áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Luyện tập trang 82 Công nghệ 11: Hãy lựa chọn các biện pháp cần thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh gia cầm để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường theo mẫu Bảng 14.1.
TT |
Biện pháp |
An toàn cho người |
Bảo vệ môi trường |
1 |
Nuôi dưỡng đúng cách |
||
2 |
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại |
||
3 |
Quản lí chất thải đúng cách |
||
4 |
Dùng bảo hộ lao động đầy đủ |
||
5 |
Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ |
||
6 |
Định kì khám sức khỏe cho người tham gia chăn nuôi |
Lời giải:
Các biện pháp cần thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh gia cầm để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường theo mẫu Bảng 14.1:
TT |
Biện pháp |
An toàn cho người |
Bảo vệ môi trường |
1 |
Nuôi dưỡng đúng cách |
× |
|
2 |
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại |
× |
|
3 |
Quản lí chất thải đúng cách |
× |
|
4 |
Dùng bảo hộ lao động đầy đủ |
× |
|
5 |
Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ |
× |
|
6 |
Định kì khám sức khỏe cho người tham gia chăn nuôi |
× |
Vận dụng trang 82 Công nghệ 11: Tình huống: Giả sử em thấy đàn gà nhà mình có các biểu hiện sau: một số con gà mệt mỏi, ủ rũ, xù lông, sã cánh, mắt lờ đờ hoặc nhắm nghiền; trên nền chuồng có rải rác một vài bãi phân gà có lẫn máu. Em sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?
Lời giải:
Để khắc phục tình trạng này, em sẽ báo với thú y địa phương để hỗ trợ điều trị theo phác đồ.
Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn
Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm
Bài 15: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò
Bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Ôn tập chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi