Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong
Khởi động trang 85 Công nghệ 11: Động cơ đốt trong có các cơ cấu chính nào?o
Lời giải:
Động cơ đốt trong có cơ cấu phân phối khí và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
I. Thân máy và nắp máy
Câu hỏi trang 85 Công nghệ 11: Dựa vào đâu để biết được thân và nắp máy ở hình 19.1 là của động cơ 4 xilanh?
Lời giải:
Để biết được thân và nắp máy ở hình 19.1 là của động cơ 4 xilanh do:
– Thân máy: có 4 thân xilanh.
– Nắp máy: có 4 cặp xu páp.
Câu hỏi 1 trang 86 Công nghệ 11: Cấu tạo của thân máy, nắp máy phụ thuộc vào những bộ phận nào?
Lời giải:
– Cấu tạo thân máy phụ thuộc vào: số xilanh, phương pháp làm mát, cách bố trí các cụm chi tiết của các cơ cấu, hệ thống động cơ.
– Cấu tạo nắp máy phụ thuộc vào hình dạng buồng cháy, cách bố trí đường nạp, đường thải và lắp đặt các cụm chi tiết như bugi, xupap.
Câu hỏi 2 trang 86 Công nghệ 11: Cho biết vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh ở hình 19.2
Lời giải:
Vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh ở hình 19.2 là giúp làm mát động cơ
II. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Câu hỏi trang 87 Công nghệ 11: Quan sát hình 19.4 và cho biết cấu tạo của pít tông, vai trò của đỉnh, đầu và thân của pít tông.
Lời giải:
– Cấu tạo của pit tông: gồm 3 phần: đỉnh, đầu và thân.
– Vai trò của đỉnh: cùng với xilanh và nắp máy tạo thành buồng cháy.
– Vai trò của đầu: lắp xec măng để bao kín buồng cháy.
– Vai trò của thân: dẫn hướng cho pit tông chuyển động và liên kết với thanh truyền để truyền lực.
Câu hỏi 1 trang 87 Công nghệ 11: Quan sát hình 19.5 và cho biết cấu tạo của thanh truyền
Lời giải:
Cấu tạo của thanh truyền gồm 3 phần:
– Đầu nhỏ: lắp với chốt pit tông.
– Đầu to: lắp với trục khuỷu, thường chia làm hai nửa và lắp bằng bu lông, đai ốc.
– Thân: liên kết đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện hình chữ I.
Câu hỏi 2 trang 87 Công nghệ 11: Tại sao đầu to thanh truyền thường được chia làm hai nửa?
Lời giải:
Đầu to thanh truyền thường chia làm hai nửa giúp thuận tiện cho quá trình lắp ráp, sửa chữa.
Câu hỏi trang 88 Công nghệ 11: Quan sát Hình 19.6 và cho biết cấu tạo của trục khuỷu. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò gì?
Lời giải:
* Cấu tạo của trục khuỷu:
– Đầu trục khuỷu: lắp hệ dẫn động cơ cấu phân phối khí, bơm nước.
– Cổ khuỷu: lắp với ổ trục trên thân máy
– Chốt khuỷu: lắp với đầu to thanh truyền
– Má khuỷu: liên kết chốt khuỷu và cổ khuỷu
– Đối trọng: lắp ở đuôi má khuỷu
– Đuôi trục khuỷu: lắp với bánh đà và bộ phận truyền lực
* Vai trò của của lỗ dầu trên chốt khuỷu: có tác dụng bôi trơn.
Câu hỏi trang 88 Công nghệ 11: Trình bày cấu tạo của bánh đà ở Hình 19.7
Lời giải:
Cấu tạo bánh đà:
– Mặt đĩa ma sát: lắp đĩa ma sát của bộ li hợp.
– Mặt bích: lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu
– Vành răng: ăn khớp với bánh răng của máy khởi động
Câu hỏi trang 89 Công nghệ 11: Quan sát hình 19.8 và chỉ ra các bộ phận chính của cơ cấu phối khí cam – xu páp động cơ 4 kì.
Lời giải:
Các bộ phận chính của cơ cấu phối khí cam – xu páp động cơ 4 kì.
– Xu páp
– Lò xo xu páp
– Trục cam
– Vấu cam
– Bộ truyền đai răng
Câu hỏi 1 trang 89 Công nghệ 11: Ở động cơ 4 kì, trục khuỷu và trục cam truyền động theo tỉ số truyền là bao nhiêu?
Lời giải:
Ở động cơ 4 kì, trục khuỷu và trục cam truyền động theo tỉ số truyền là 2 : 1.
Câu hỏi 2 trang 89 Công nghệ 11: Quan sát hình 19.9 và cho biết động cơ đang làm việc ở kì nào? Vì sao?
Lời giải:
Hình trên cho thấy động cơ đang làm việc ở kì nạp. Giải thích: do pit tông đi xuống, xu páp nạp mở.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 89 Công nghệ 11: Cho biết những ưu điểm khi xilanh được làm rời với thân xilanh
Lời giải:
Những ưu điểm khi xilanh được làm rời với thân: tiết kiệm kim loại và tăng tính chống mòn.
Luyện tập 2 trang 89 Công nghệ 11: Vì sao đầu to thanh truyền thường được chia làm hai nửa?
Lời giải:
Đầu to thanh truyền thường chia làm 2 nửa để thuận tiện cho việc lắp ráp và tháo dỡ.
Vận dụng
Vận dụng trang 89 Công nghệ 11: Tìm hiểu thân máy, nắp máy của động cơ xe máy và cho biết vai trò của cánh tản nhiệt.
Lời giải:
Vai trò của cánh tản nhiệt ở thân máy, nắp máy động cơ xe máy là giúp làm mát.
Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong
Bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát
Bài 21: Hệ thống nhiên liệu
Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động