Câu hỏi:
Cho hình vẽ dưới đây. Khẳng định đúng là
A. \(\Delta DEG = \Delta DFG\);
Đáp án chính xác
B. \(\Delta DEG = \Delta DGF\);
C. \(\Delta EDG = \Delta FGD\);
D. \(\Delta GDE = \Delta GFD\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Hai tam giác DEG (vuông tại G) và tam giác DFG (vuông tại G) có:
DG là cạnh chung
\(\widehat {EDG} = \widehat {FDG}\)
Nên \(\Delta DEG = \Delta DFG\) (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).
(Đỉnh D của hai tam giác tương ứng với nhau;
đỉnh E tương ứng với đỉnh F;
đỉnh G của hai tam giác tương ứng với nhau).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định sai là
Câu hỏi:
Khẳng định sai là
A. Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau;
B. Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau;
Đáp án chính xác
C. Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau;
D. Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông
• Trường hợp: hai cạnh góc vuông
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
• Trường hợp: cạnh góc vuông – góc nhọn kề
Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
• Trường hợp: cạnh huyền – góc nhọn
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
• Trường hợp: cạnh huyền – cạnh góc vuông
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Vậy khẳng định B sai vì phải là góc nhọn kề cạnh góc vuông mới đúng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hình vẽ dưới đây, khẳng định đúng là
Câu hỏi:
Cho hình vẽ dưới đây, khẳng định đúng là
A. \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\) theo trường hợp cạnh – góc – cạnh;
B. \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\) theo trường hợp hai cạnh góc vuông;
C. \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\) theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông;
Đáp án chính xác
D. \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\) theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Xét tam giác ABC (vuông tại A) và tam giác \(A’B’C’\) (vuông tại \(A’\)) có:
\(BC = B’C’\) (cạnh huyền)
\(AC = A’C’\) (cạnh góc vuông)
Do đó: \(\Delta ABC = \Delta A’B’C’\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC vuông tại B và tam giác MNP vuông tại N, có AB = MN. Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta MNP\) theo trường hợp hai cạnh góc vuông?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC vuông tại B và tam giác MNP vuông tại N, có AB = MN. Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta MNP\) theo trường hợp hai cạnh góc vuông?
A. AC = MP;
B. \(\widehat A = \widehat M\);
C. BC = MP;
D. BC = NP.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Vì: tam giác ABC vuông tại B và tam giác MNP vuông tại N, có AB = MN
Nên: Để \(\Delta ABC = \Delta MNP\) theo trường hợp hai cạnh góc vuông cần thêm điều kiện BC = NP. (Do AB, BC là hai cạnh góc vuông của tam giác ABC; AN, NP là hai cạnh góc vuông của tam giác MNP).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D, có AB = DE. Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D, có AB = DE. Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề?
A. \(\widehat C = \widehat F\);
B. \(\widehat B = \widehat E\);
Đáp án chính xác
C. \(\widehat B = \widehat F\);
D. AC = DF.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Vì tam giác ABC vuông tại A và tam giác DEF vuông tại D, có AB = DE (cạnh góc vuông)
Nên để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề cần thêm điều kiện \(\widehat B = \widehat E\) (do góc B là góc nhọn kề với cạnh AB; góc E là góc nhọn kề với cạnh DE).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC vuông tại C và tam giác DEF vuông tại F, có \(\widehat B = \widehat E\). Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC vuông tại C và tam giác DEF vuông tại F, có \(\widehat B = \widehat E\). Cần thêm điều kiện gì để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn?
A. AB = DE;
Đáp án chính xác
B. BC = EF;
C. AC = DF;
D. AB = DF.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì tam giác ABC vuông tại C và tam giác DEF vuông tại F, có \(\widehat B = \widehat E\) (góc nhọn)
Nên để \(\Delta ABC = \Delta DEF\) theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn thì cần thêm điều kiện AB = DE (do tam giác ABC vuông tại C nên AB là cạnh huyền, tam giác DEF vuông tại F nên DE là cạnh huyền).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====