Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 3: Khát khao đoàn tụ
(Truyện thơ)
Ôn tập
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Kiến thức về truyện thơ
– Kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói.
2. Về năng lực:
– Chỉ ra được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
– Giải thích nghĩa của các từ ngữ.
3. Về phẩm chất:
– Tìm kiếm và xác định mục đích tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
– Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
– Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
– Xác định được kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.
– HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
– Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.
– Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
– Trả lời câu hỏi của GV.
– HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.
– Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1. – Trình bày về truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm. + Cốt truyện. + Nhân vật chính + Ngôn ngữ nói. – Trình bày đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): – Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
1. Truyện thơ dân gian – Truyện thơ dân gian là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), Nàng con côi, Út Lót – Hồ Liêu (dân tộc Mường), Kim Quế (dân tộc Tày – Nùng) … – Cốt truyện trong truyện thơ dân gian: Cốt truyện đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo (ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế…) hoặc không sử dụng (ví dụ: Tiễn dặn người yêu). – Nhân vật chính trong truyện thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái (“anh”, “em”) trong Tiễn dặn người yêu (Xống chu xon xao) hoặc chàng Hồ Liêu, nàng Út Lót trong Út Lót – Hồ Liêu. – Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam. 2. Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) – Truyện thơ Nôm (hay truyện Nôm) là một thể loại văn học độc đáo của văn học Việt Nam, sáng tác dưới hình thức văn vần (lục bát hoặc song thất lục bát), có cốt truyện, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX; dùng thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật), có khả năng phản ánh về hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại: + Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác, chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới, ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Ví dụ: Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa… + Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới trí thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái)… – Cốt truyện trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyện trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau: 1. Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)
Một số truyện tiêu biểu cho mô hình này: Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiều… 2. Mô hình Nhân – Quả
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập trang 82.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 70
Giáo án Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu
Giáo án Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát)
Giáo án Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
Giáo án Ôn tập trang 82
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc