Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 2. Hành trang vào tương lai
(Văn bản nghị luận)
Ôn tập
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Kiến thức về văn bản nghị luận.
– Kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.
2. Về năng lực:
– Chỉ ra được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
– Giải thích nghĩa của các từ ngữ.
3. Về phẩm chất:
– Tìm kiếm và xác định mục đích tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
– Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
– Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
– Xác định được kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.
– HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
– Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.
– Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
– Trả lời câu hỏi của GV.
– HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.
– Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1. – Trình bày sức hấp dẫn của tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. – Tìm hiểu yếu tố thuyết minh, miêu tra, tự sự trong văn bản nghị luận. – Xác định nhan đề của văn bản nghị luận. + Trình bày khái niệm cách giải thích nghĩa của từ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): – Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. 2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận – Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. 3. Nhan đề của văn bản nghị luận. Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc. 4. Cách giải thích nghĩa của từ – Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người. – Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây: + Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây: Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế. + Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp Bất chợt: chợt Bất an: không yên ổn + Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung. Sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước. – Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. + Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá! Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”. + Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất” |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập trang 55.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Giáo án Ôn tập trang 55
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 56
Giáo án Lời tiễn dặn
Giáo án Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc