Câu hỏi:
Chọn khẳng định sai.
A.Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b
B.Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a
C.Nếu a là bội của b thì b là ước của a
D.Nếu a là bội của b thì b không là ước của a
Đáp án chính xác
Trả lời:
Theo lý thuyết ta có:- Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b – Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a- Nếu a là bội của b thì b là ước của aVậy A, B, C đúng và D sai.Chọn đáp án D.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kết quả của phép tính (– 15) : 5 là:
Câu hỏi:
Kết quả của phép tính (– 15) : 5 là:
A.3
B.5
C.– 3
Đáp án chính xác
D.– 5
Trả lời:
Ta có: (– 15) : 5 = – (15 : 5) = – 3.Chọn đáp án C.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tính: (– 66) : (– 11) ta được kết quả là:
Câu hỏi:
Tính: (– 66) : (– 11) ta được kết quả là:
A.6
Đáp án chính xác
B. 11
C.– 6
D.– 11
Trả lời:
Ta có: (– 66) : (– 11) = 66 : 11 = 6. Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Kết quả của phép tính 65 : (– 13) là:
Câu hỏi:
Kết quả của phép tính 65 : (– 13) là:
A.– 13
B.13
C.5
D.– 5
Đáp án chính xác
Trả lời:
Ta có: 65 : (– 13) = – (65 : 13) = – 5. Chọn đáp án D.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho a, b là các số nguyên và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:
Câu hỏi:
Cho a, b là các số nguyên và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:
A.a là ước của b
B.b là ước của a
C.a là bội của b
D.Cả B, C đều đúng
Đáp án chính xác
Trả lời:
Với a, b là các số nguyên và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì a là bội của b và b là ước của a nên cả hai đáp án B và C đều đúng. Chọn đáp án D.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn khẳng định sai.
Câu hỏi:
Chọn khẳng định sai.
A.Số 0 là bội của mọi số nguyên.
B.Các số -1 và 1 là ước của mọi số nguyên
C.Nếu a chia hết cho b thì a cũng chia hết cho bội của b.
Đáp án chính xác
D.Số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào.
Trả lời:
Ta có:+ Số 0 là bội của mọi số nguyên vì 0 chia hết cho tất cả các số nguyên khác 0 nên A đúng. + Mọi số nguyên đều chia hết cho -1 và 1 nên -1 và 1 là ước của mọi số nguyên nên B đúng. + Nếu a chia hết cho b thì a là bội của b, mà một số thì có vô số bội nên chưa chắc a chia hết cho bội của b. Chẳng hạn: 10 và 4 đều chia hết cho – 2 nên 10 và 4 đều là các bội của – 2 nhưng 10 không chia hết cho 4. Do đó C sai. + Ta không có phép chia cho 0 nên 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào nên D đúng. Chọn đáp án C.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====