Câu hỏi:
Một người đi bộ xuất phát từ B trên một bờ sông (coi là đường thẳng) với vận tốc 6km/h để gặp một người chèo thuyền xuất phát cùng lúc từ vị trí A với vận tốc 3km/h. Nếu người chèo thuyền di chuyển theo đường vuông góc với bờ thì phải đi một khoảng cách AH = 300m và gặp người đi bộ tại địa điểm cách B một khoảng BH = 1 400m. Tuy nhiên, nếu di chuyển theo cách đó thì hai người không tới cùng lúc. Để hai người đến cùng lúc thì mỗi người cùng di chuyển về vị trí C (Hình 22).
Tính khoảng cách CB.
Trả lời:
Lời giải
Đặt CH = x (x ≥ 0). Khi đó BC = 1 400 – x.
Xét tam giác AHC vuông tại H, có:
AH2 + HC2 = AC2
⇔ AC2 = 3002 + x2
⇔ AC = \(\sqrt {{x^2} + 90\,000} \)
Thời gian thuyền đi từ A đến C là: \(\frac{{\sqrt {{x^2} + 90\,000} }}{3}\) (giờ)
Thời gian người đi bộ đi từ B đến C là \(\frac{{1\,400 – x}}{6}\) (giờ)
Để hai người đến cùng lúc thì mỗi người cùng di chuyển về vị trí C nên ta có:
\(\frac{{\sqrt {{x^2} + 90\,000} }}{3} = \,\frac{{1\,400 – x}}{6}\)
⇔ \(2\sqrt {{x^2} + 90\,000} = \,1400 – x\) (điều kiện x ≤ 1 400)
⇔ 4(x2 + 90 000) = 1 960 000 – 2 800x + x2
⇔ 3x2 + 2 800x – 1 600 000 = 0
⇔ x = 400 (TMĐK) hoặc x = \( – \frac{{4000}}{3}\) (không TMĐK)
⇒ CB = 1 400 – x = 1 400 – 400 = 1 000 (m).
Vậy khoảng cách CB = 1 000 m.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x).
B. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình [f(x)]2 = [g(x)]2.
C. Mọi nghiệm của phương trình f(x) = g(x) đều là nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)
D. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0 (hoặc g(x) ≥ 0).
Câu hỏi:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x).
B. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình [f(x)]2 = [g(x)]2.
C. Mọi nghiệm của phương trình f(x) = g(x) đều là nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)
D. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0 (hoặc g(x) ≥ 0).Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là D
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)là tập nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0 (hoặc g(x) ≥ 0).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\)là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2.
B. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\) là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình g(x) ≥ 0.
C. Mọi nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 đều là nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\).
D. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\)là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0.
Câu hỏi:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\)là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2.
B. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\) là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình g(x) ≥ 0.
C. Mọi nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 đều là nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\).
D. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\)là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0.Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là B.
Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\) là tập nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình g(x) ≥ 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giải thích vì sao chỉ cần kiểm tra nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thỏa mãn một trong hai bất phương trình f(x) ≥ 0 hoặc g(x) ≥ 0 mà không cần kiểm tra thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình đó để kết luận nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \).
Câu hỏi:
Giải thích vì sao chỉ cần kiểm tra nghiệm của phương trình f(x) = g(x) thỏa mãn một trong hai bất phương trình f(x) ≥ 0 hoặc g(x) ≥ 0 mà không cần kiểm tra thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình đó để kết luận nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \).
Trả lời:
Lời giải
Xét phương trình \(\sqrt {f(x)} = \sqrt {g(x)} \)(*)
Điều kiện tồn tại căn thức là: f(x) ≥ 0 hoặc g(x) ≥ 0
Bình phương hai vế của phương trình (*) ta được: f(x) = g(x).
Do đó ta chỉ cần hoặc f(x) ≥ 0 hoặc g(x) ≥ 0 là đủ.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giải thích vì sao chỉ cần kiểm tra nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình g(x) ≥ 0 mà không cần kiểm tra thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0 để kết luận nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\).
Câu hỏi:
Giải thích vì sao chỉ cần kiểm tra nghiệm của phương trình f(x) = [g(x)]2 thỏa mãn bất phương trình g(x) ≥ 0 mà không cần kiểm tra thỏa mãn bất phương trình f(x) ≥ 0 để kết luận nghiệm của phương trình \(\sqrt {f(x)} = g(x)\).
Trả lời:
Lời giải
Xét \(\sqrt {f(x)} = g(x)\) (**)
Điều kiện của phương trình gồm:
+) Điều kiện tồn tại của căn thức là f(x) ≥ 0
+) Vì \(\sqrt {f(x)} \) ≥ 0 nên g(x) ≥ 0.
Bình phương 2 vế của phương trình (**) là: f(x) = [g(x)]2 ≥ 0
Do đó trong hai điều kiện ta chỉ cần g(x) ≥ 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giải các phương trình sau:
\(\sqrt { – 4x + 4} = \sqrt { – {x^2} + 1} \);
Câu hỏi:
Giải các phương trình sau:
\(\sqrt { – 4x + 4} = \sqrt { – {x^2} + 1} \);Trả lời:
Lời giải
\(\sqrt { – 4x + 4} = \sqrt { – {x^2} + 1} \) (1)
Điều kiện – 4x + 4 ≥ 0 ⇔ x ≤ 1
(1) ⇔ – 4x + 4 = – x2 + 1
⇔ x2 – 4x + 3 = 0
⇔ x = 3 (không thỏa mãn) và x = 1 (thỏa mãn)
Vậy nghiệm của phương trình là x = 1.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====