Câu hỏi:
Một học sinh dự định vẽ các tấm thiệp xuân bằng tay để bàn trong một hội chợ Tết. Cần 2 giờ để vẽ một tấm thiệp loại nhỏ có giá 10 nghìn đồng và 3 giờ để vẽ một tấm thiệp lớn có giá 20 nghìn đồng. Học sinh này chỉ có 30 giờ để vẽ và ban tổ chức hội chợ yêu cầu phải vẽ ít nhất 12 tấm. Hãy cho biết bạn ấy cần vẽ bao nhiêu tấm thiệp mỗi loại để có được nhiều tiền nhất.
Trả lời:
Gọi x (tấm), y (tấm) lần lượt là số thiệp loại nhỏ và số thiệp loại lớn mà bạn học sinh đó vẽ.
Hiển nhiên x ≥ 0 và y ≥ 0.
Học sinh này phải vẽ ít nhất 12 tấm nên ta có bất phương trình x + y ≥ 12.
Số giờ cần để làm x tấm thiệp nhỏ là : 2x (giờ).
Số giờ cần để làm y tấm thiệp lớn là : 3y (giờ).
Tổng số giờ để vẽ x tấm thiệp nhỏ và y tấm thiệp lớn là : 2x + 3y (giờ).
Vì học sinh này chỉ có 30 giờ để vẽ nên ta có bất phương trình : 2x + 3y ≤ 30.
Vậy ta có hệ bất phương trình:
Biểu diễn miền nghiệm của hệ trên mặt phẳng tọa độ Oxy ta được hình sau :
Vậy, miền không tô màu (miền tam giác ABC, bao gồm cả các cạnh) trong hình sau là phần giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên.
Tọa độ các đỉnh của tam giác đó là : A (15; 0); B(6; 6); C(12; 0).
Gọi F là số tiền (đơn vị: nghìn đồng) của việc bán x tấm thiệp nhỏ và y tấm thiệp lớn.
Số tiền thu được từ x tấm thiệp nhỏ là : 10x (nghìn đồng).
Số tiền thu được từ y tấm thiệp lớn là : 20y (nghìn đồng).
Tổng số tiền thu được là : 10x + 20y (nghìn đồng).
Vậy F =10x + 20y (nghìn đồng).
Ta phải tìm x, y thỏa mãn hệ bất phương trình sao cho F đạt giá trị lớn nhất, nghĩa là tìm giá trị lớn nhất của biểu thức F =10x + 20y trên miền tam giác ABC.
Tính các giá trị của F tại các đỉnh của tam giác, ta có :
Tại A(15 ; 0): F = 10.15 + 20.0 = 150 ;
Tại B(6 ; 6): F = 10.6 + 20.6 = 180 ;
Tại C(12 ; 0): F = 10.12 + 20.0 = 120 ;
F đạt giá trị lớn nhất bằng 180 tại B(6 ; 6).
Vậy để có được nhiều tiền nhất bạn ấy cần vẽ 6 tấm thiệp nhỏ và 6 tấm thiệp lớn.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hai đường thẳng d: y = – x – 2 và d’: y = x + 1 chia mặt phẳng tọa độ thành bốn miền khác nhau (không tính hai đường thẳng d và d’) như hình vẽ bên. Để kí hiệu một trong bốn miền đó, người ta đã tạo nhãn:
Hãy đặt nhãn này vào miền phù hợp.
Câu hỏi:
Hai đường thẳng d: y = – x – 2 và d’: y = x + 1 chia mặt phẳng tọa độ thành bốn miền khác nhau (không tính hai đường thẳng d và d’) như hình vẽ bên. Để kí hiệu một trong bốn miền đó, người ta đã tạo nhãn:
Hãy đặt nhãn này vào miền phù hợp.
Trả lời:
Sau bài học này ta sẽ giải bài toán đặt ra bên trên như sau:
Đường thẳng d trên hình vẽ đi qua hai điểm có tọa độ (-2; 0) và (0; -2). Khi đó phương trình đường thẳng d là y = -x – 2.
Đường thằng d’ trên hình vẽ đi qua hai điểm có tọa độ (-1; 0) và (0; 1). Khi đó phương trình đường thẳng d’ là: y = x + 1
Tương ứng với dãn nhãn trên ta có hệ bất phương trình:
⟺
Ta biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ:– Miền nghiệm của bất phương trình x + y + 2 < 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d: y = -x – 2 (không tính bờ) và không chứa gốc tọa độ O(0; 0).
– Miền nghiệm của bất phương trình – x + y – 1 < 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d’: y = x + 1 (không tính bờ) và chứa gốc tọa độ O(0; 0).
Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình là giao miền nghiệm của hai bất phương trình trong hệ (miền màu xanh trong hình sau).Vậy vị trí đúng của dán nhãn là:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một người nông dân dự định quy hoạch x sào đất trồng cà tím và y sào đất trồng cà chua. Biết rằng người đó chỉ có tối đa 9 triệu đồng để mua hạt giống và giá tiền hạt giống cho mỗi sào đất trồng cà tím là 200 000 đồng, mỗi sào đất trồng cà chua là 100 000 đồng.
a) Viết các bất phương trình mô tả các điều kiện ràng buộc đối với x, y.
b) Cặp số nào sau đây thỏa mãn đồng thời tất cả các bất phương trình nêu trên?
(20; 40), (40; 20), (-30; 10).
Câu hỏi:
Một người nông dân dự định quy hoạch x sào đất trồng cà tím và y sào đất trồng cà chua. Biết rằng người đó chỉ có tối đa 9 triệu đồng để mua hạt giống và giá tiền hạt giống cho mỗi sào đất trồng cà tím là 200 000 đồng, mỗi sào đất trồng cà chua là 100 000 đồng.
a) Viết các bất phương trình mô tả các điều kiện ràng buộc đối với x, y.
b) Cặp số nào sau đây thỏa mãn đồng thời tất cả các bất phương trình nêu trên?
(20; 40), (40; 20), (-30; 10).Trả lời:
a) Vì x và y là số sào đất trồng cà tím và cà chua nên x ≥ 0 và y ≥ 0.
Số tiền để mua hạt giống cho 1 sào đất trồng cà tím là: 200 000 đồng = 0,2 (triệu đồng)
Số tiền để mua hạt giống cho x sào đất trồng cà tím là: 0,2x (triệu đồng).
Số tiền để mua hạt giống cho 1 sào đất trồng cà chua là: 100 000 đồng = 0,1 (triệu đồng).
Số tiền để mua hạt giống cho y sào đất trồng cà chua là: 0,1y (triệu đồng).
Số tiền để mua cả hai loại hạt giống là: 0,2x + 0,1y (triệu đồng).
Vì người nông dân có tối đa 9 triệu đồng để mua hạt giống nên ta có bất phương trình: 0,2x + 0,1y ≤ 9.
Vậy ta có ba bất phương trình mô tả các điều kiện ràng buộc đối với x, y là:
x ≥ 0.
y ≥ 0.
0,2x + 0,1y – 9 ≤ 0.
b)
– Với cặp số (20; 40) tương ứng với x = 20, y = 40.
Ta có: 20 > 0; 40 > 0 và 0,2 . 20 + 0,1 . 40 – 9 = -1 < 0
Suy ra, cặp số (20; 40) thỏa mãn cả ba bất phương trình trên.
– Với cặp số (40; 20) tương ứng với x = 40, y = 20.
Ta có: 40 > 0; 20 > 0 và 0,2 . 40 + 0,1 . 20 – 9 = 1 > 0
Do đó, cặp số (40; 20) không thỏa mãn bất phương trình 0,2x + 0,1y – 9 ≤ 0.
Suy ra, cặp số (40; 20) không thỏa mãn đồng thời cả ba bất phương trình trên.
– Với cặp số (-30; 10) tương ứng với x = -30, y = 10.
Ta có: -30 < 0; 10 > 0 và 0,2 . (-30) + 0,1 . 10 – 9 = -14 < 0
Do đó, cặp số (-30; 10) không thỏa mãn bất phương trình x ≥ 0.
Suy ra, cặp số (-30; 10) không thỏa mãn đồng thời cả ba bất phương trình trên.
Vậy chỉ có cặp số (20; 40) thỏa mãn cả ba bất phương trình trên.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hãy chỉ ra hai nghiệm của mỗi hệ bất phương trình trong Ví dụ 1.
Câu hỏi:
Hãy chỉ ra hai nghiệm của mỗi hệ bất phương trình trong Ví dụ 1.
Trả lời:
a) Hệ bất phương trình
+ Lấy cặp số (0; 0), ta có 3.0 + 0 – 1 = -1 ≤ 0 và 2.0 – 0 + 2 = 2 ≥ 0 là các mệnh đề đúng. Suy ra cặp số (0 ; 0) thỏa mãn cả hai bất phương trình trong hệ bất phương trình.
Do đó cặp số (0; 0) là một nghiệm của hệ bất phương trình .
+ Lấy cặp số (0; 1), ta có 3.0 + 1 – 1 = 0 ≤ 0 và 2.0 – 1 + 2 = 1 ≥ 0 là các mệnh đề đúng. Suy ra cặp số (0 ; 1) thỏa mãn cả hai bất phương trình trong hệ bất phương trình.
Do đó cặp số (0; 1) là một nghiệm của hệ bất phương trình .
Vậy hai cặp số (0; 0), (0; 1) là nghiệm của hệ bất phương trình .
c) Hệ bất phương trình
+ Lấy cặp số (0; 0), ta có 0 – 1 = -1 < 0 và 0 + 2 ≥ 0 là mệnh đề đúng. Suy ra cặp số (0; 0) thỏa mãn các bất phương trình của hệ bất phương trình.
Do đó, cặp số (0; 0) là một nghiệm của hệ bất phương trình
+ Lấy cặp số (1; 0), ta có 0 – 1 = -1 < 0 và 1 + 2 ≥ 0 là các mệnh đề đúng. Suy ra cặp số (1; 0) thỏa mãn các bất phương trình trong hệ bất phương trình.
Do đó, cặp số (1; 0) là một nghiệm của hệ bất phương trình .
Vậy hai cặp số (0; 0) và (1; 0) là nghiệm của hệ bất phương trìnhd) Hệ bất phương trình
+ Lấy cặp số (0; 0), thỏa mãn
Do đó cặp số (0; 0) là một nghiệm của hệ bất phương trình bất phương trình đã cho.
+ Lấy cặp số (1; 1), thỏa mãn
Do đó, cặp số (1; 1) là một nghiệm của hệ bất phương trình
Vậy hai cặp số (0; 0) và (1; 1) là các nghiệm của hệ bất phương trình====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hệ bất phương trình x+y−3≤0−2x+y+3≥0.
Miền nào trong Hình 1 biểu diễn phần giao các miền nghiệm của hai bất phương trình trong hệ đã cho ?
Câu hỏi:
Cho hệ bất phương trình .
Miền nào trong Hình 1 biểu diễn phần giao các miền nghiệm của hai bất phương trình trong hệ đã cho ?
Trả lời:
+ Xét miền nghiệm của bất phương trình x + y – 3 ≤ 0 :
Lấy điểm O(0 ; 0) không thuộc đường thẳng màu đỏ : x + y – 3 = 0, ta có : 0 + 0 – 3 = -3 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x + y – 3 ≤ 0 là nửa mặt phẳng kể cả bờ là đường thẳng x + y – 3 = 0 và chứa gốc tọa tộ O (là phần không gạch chéo đỏ trong hình 1).
+ Xét miền nghiệm của bất phương trình -2x + y + 3 ≥ 0:
Lấy điểm O(0 ; 0) không thuộc đường thẳng màu xanh: -2x + y + 3 = 0, ta có : -2.0 + 0 + 3 = 3 > 0 nên miền nghiệm của bất phương trình -2x + y + 3 ≥ 0 là nửa mặt phẳng kể cả bờ là đường thẳng -2x + y + 3 = 0 và chứa gốc tọa độ O (là phần không gạch chéo xanh trong hình 1).
Vậy miền không gạch chéo (kể cả bờ) trong Hình 1 là miền biểu diễn phần giao các miền nghiệm của hai bất phương trình trong hệ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình :x+y≤82x+3y≤18x≥0y≥0.
Câu hỏi:
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình :
Trả lời:
Biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình trên mặt phẳng Oxy.
– Xác định miền nghiệm D1 của bất phương trình x + y ≤ 8:
Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d1: x + y = 8, ta có: 0 + 0 = 0 < 8. Do đó miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 8 là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d (kể cả đường thẳng d1) và chứa gốc tọa độ O (như hình 3).
– Xác định miền nghiệm D2 của bất phương trình 2x +3y ≤ 18:
Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng d2: 2x + 3y = 18, ta có: 2.0 + 3.0 = 0 < 18. Do đó miền nghiệm của bất phương trình 2x +3y ≤ 18 là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d2 (kể cả đường thẳng d2) và chứa gốc tọa độ O (như hình 3).
– Xác định miền nghiệm D3 của bất phương trình x ≥ 0:
Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng bên phải trục Oy và kể cả bờ Oy (như hình 3).
– Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng bên trên trục Ox và kể cả bờ Ox (như hình 3).
Vậy, miền không tô màu (miền tứ giác OABC, bao gồm cả các cạnh) trong hình 3 là phần giao của các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====