Câu hỏi:
Một học sinh dự định làm các bình hoa bằng giấy để bán trong một hội chợ gây quỹ từ thiện. Cần 1 giờ để làm một bình hoa loại nhỏ và sẽ bán với giá 100 nghìn đồng, 90 phút để làm một bình hoa loại lớn và sẽ bán với giá 200 nghìn đồng. Học sinh này chỉ thu xếp được 15 giờ nghỉ để làm và ban tổ chức yêu cầu phải làm ít nhất là 12 bình hoa. Hãy cho biết bạn ấy cần làm bao nhiêu bình hoa mỗi loại để gây quỹ từ thiện được nhiều tiền nhất.
Trả lời:
Gọi x và y lần lượt là số bình hoa loại nhỏ và loại lớn mà bạn học sinh có thể làm được (x ≥ 0, y ≥ 0).
Đổi 90 phút = 1,5 giờ.
Ban tổ chức yêu cầu phải làm ít nhất 12 bình hoa nên x + y ≥ 12.
Số giờ để làm x bình hoa loại nhỏ là x (giờ), số giờ để làm y bình hoa loại lớn là 1,5y (giờ).
Vì học sinh này chỉ thu xếp được 15 giờ nghỉ để làm nên x + 1,5y ≤ 15.
Do đó, ta có hệ bất phương trình sau:
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình ta được miền tam giác ABC có tọa độ các đỉnh là A(12; 0), B(15; 0), C(6; 6) (phần không gạch chéo kể cả bờ trong hình dưới).
Số tiền gây quỹ là F = 100x + 200y.
Người ta chứng minh được rằng F đạt GTLN tại các đỉnh của tam giác ABC.
Ta có: F(12; 0) = 100 . 12 + 200 . 0 = 1 200
F(15; 0) = 100 . 15 + 200 . 0 = 1 500
F(6; 6) = 100 . 6 + 200 . 6 = 1 800.
Do đó, F đạt GTLN là 1 800 nghìn đồng tại đỉnh C(6; 6).
Vậy bạn đó cần làm 6 cái bình hoa mỗi loại để gây được quỹ nhiều tiền nhất.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Câu hỏi:
Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. 2x2 + 3y > 4.
B. xy + x < 5.
C. 32x + 43y ≥ 6.
Đáp án chính xác
D. x + y3 ≤ 3.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phương án A có x2 là hạng tử bậc 2.
Phương án B có xy là hạng tử bậc 2.
Phương án D có y3 là hạng tử bậc 3.
Phương án C có các hạng tử đều có bậc bằng 1.
Vậy ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các hệ bất phương trình sau, hệ bất phương trình nào là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Câu hỏi:
Trong các hệ bất phương trình sau, hệ bất phương trình nào là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. .
B. .
Đáp án chính xác
C. .
D. .
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phương án A có y2 là hạng tử bậc 2.
Phương án C có y2 là hạng tử bậc 2.
Phương án D có xy là hạng tử bậc 2.
Phương án B có các hạng tử đều có bậc bằng 1.
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x + 5y ≤ 10?
Câu hỏi:
Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x + 5y ≤ 10?
A. (5; 2).
B. (-1; 4).
C. (2; 1).
Đáp án chính xác
D. (-5; 6).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thay x = 4; y = 2 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . 4 + 5. 2 = 18 > 10 nên phương án A không thỏa mãn.
Thay x = -1; y = 4 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . (-1) + 5 . 4 = 18 > 10 nên phương án B không thỏa mãn.
Thay x = -5; y = 6 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . (-5) + 5 . 6 = 20 > 10 nên phương án D không thỏa mãn.
Thay x = 2; y = 1 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . 2 + 5 . 1 = 9 < 10 nên phương án C đúng.
Vậy ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào dưới đây không thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x – 3y > 13?
Câu hỏi:
Điểm nào dưới đây không thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x 3y > 13?
A. (1; -5).
B. (2; -4).
C. (3; -3).
D. (8; 1).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Thay x = 1; y = -5 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 1 3 . (-5) = 17 > 13 nên phương án A không thỏa mãn.
Thay x = 2; y = -4 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 2 3 . (-4) = 16 > 13 nên phương án B không thỏa mãn.
Thay x = 3; y = -3 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 3 3 . (-3) = 15 > 13 nên phương án C không thỏa mãn.
Thay x = 8; y = 1 vào thức 2x 3y ta được 2 . 8 3 . 1 = 13 nên phương án D đúng.
Vậy ta chọn phương án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho bất phương trình x + 2y ≤ 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Câu hỏi:
Cho bất phương trình x + 2y ≤ 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 chứa gốc tọa độ.
Đáp án chính xác
B. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 không chứa gốc tọa độ.
C. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = -3 chứa gốc tọa độ.
D. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = -3 không chứa gốc tọa độ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bất phương trình x + 2y ≤ 3 nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3.
Do đó đáp án C và D không thỏa mãn.
Thay x = 0; y = 0 vào biểu thức x + 2y ta được 0 + 2 . 0 = 0 < 3.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 chứa gốc tọa độ.
Vậy ta chọn phương án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====