Câu hỏi:
Gieo ngẫu nhiên hai con súc sắc cân đối, đồng chất một lần. Xác suất của biến cố “Tổng số chấm của hai con súc sắc bằng 6” là
A. \(\frac{5}{6}\);
B. \(\frac{7}{{36}}\);
C. \(\frac{{11}}{{36}}\);
D. \(\frac{5}{{36}}\).
Trả lời:
Đáp án đùng là: D
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = 6.6 = 36 (vì mỗi con xúc sắc có 6 khả năng có thể xảy ra)
Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm của hai con súc sắc bằng 6” ta liệt kê các phần tử của biến cố như sau: A = {(1; 5); (2; 4); (3; 3); (5; 1); (4; 2)}.
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 5.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n(\Omega )}} = \frac{5}{{36}}\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một hộp có 5 viên bi đen, 4 viên bi trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi. Xác suất 2 viên bi được chọn có đủ hai màu là
Câu hỏi:
Một hộp có 5 viên bi đen, 4 viên bi trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi. Xác suất 2 viên bi được chọn có đủ hai màu là
A. \(\frac{5}{{324}}\);
B. \(\frac{5}{9}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{2}{9}\);
D. \(\frac{1}{{18}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử không gian mẫu: n(Ω) = \(C_9^2\) = 36 (vì có 9 viên bi chọn ngẫu nhiên ra 2 viên bi).
Gọi A là biến cố: “hai viên bi được chọn có đủ hai màu”.
Vì chọn ngẫu nhiên 2 viên bi có đủ hai màu nên ta chọn chọn 1 bi đen từ 5 bi đen, chọn 1 bi trắng từ 4 bi trắng.
Khi đó số phần tử của biến cố A là n(A) = \(C_5^1.C_4^1\) = 20.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{20}}{{36}} = \frac{5}{9}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một bình đựng 4 quả cầu xanh và 6 quả cầu trắng. Chọn ngẫu nhiên 4 quả cầu. Xác suất để được 2 quả cầu xanh và 2 quả cầu trắng là:
Câu hỏi:
Một bình đựng 4 quả cầu xanh và 6 quả cầu trắng. Chọn ngẫu nhiên 4 quả cầu. Xác suất để được 2 quả cầu xanh và 2 quả cầu trắng là:
A. \(\frac{1}{{20}}\);
B. \(\frac{3}{7}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{1}{7}\);
D. \(\frac{4}{7}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = \(C_{10}^4\) = 210.
Gọi biến cố A để lấy được hai quả cầu xanh và hai quả cầu trắng
Chọn 2 quả cầu xanh trong 4 quả cầu xanh vậy có \(C_4^2 = 6\).
Chọn 2 quả cầu trắng trong 6 quả cầu trắng vậy có \(C_6^2 = 15\).
Vậy số phần tử của biến cố A là n(A) = 6.15 = 90
Xác xuất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{90}}{{210}} = \frac{3}{7}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn ngẫu nhiên 6 số nguyên dương trong tập {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10} và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Gọi P là xác suất để số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2. Khi đó P bằng:
Câu hỏi:
Chọn ngẫu nhiên 6 số nguyên dương trong tập {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10} và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Gọi P là xác suất để số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2. Khi đó P bằng:
A. \(\frac{1}{{60}}\);
B. \(\frac{1}{6}\);
C. \(\frac{1}{3}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{1}{2}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Số phần tử của không gian mẫu n(Ω) = \(C_{10}^6\) = 210.
Gọi A là biến cố “số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2”.
Trong tập đã cho có 2 số nhỏ hơn số 3, có 7 số lớn hơn số 3.
+ Chọn một số nhỏ hơn số 3 ở vị trí đầu có: 2 cách.
+ Chọn số 3 ở vị trí thứ hai có: 1 cách.
+ Chọn 4 số lớn hơn 3 và để sắp xếp theo thứ tự tăng dần có: \(C_7^4 = 35\) cách.
Do đó số phần tử của biến cố A là n(A) = 2.1.35 = 70
Vậy xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{{70}}{{210}} = \frac{1}{3}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100, chọn ngẫu nhiên 3 tấm thẻ. Xác suất để chọn được 3 tấm thẻ có tổng các số ghi trên thẻ là số chia hết cho 2 là
Câu hỏi:
Cho 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100, chọn ngẫu nhiên 3 tấm thẻ. Xác suất để chọn được 3 tấm thẻ có tổng các số ghi trên thẻ là số chia hết cho 2 là
A. \(\frac{5}{6}\);
B. \(\frac{1}{2}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{5}{7}\);
D. \(\frac{3}{4}\).
Trả lời:
Đáp án B
Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = \(C_{100}^3\) = 161700. (vì chọn ngẫu nhiên 3 tấm thẻ từ 100 tấm thẻ ).
Gọi A là biến cố: “tổng các số ghi trên thẻ là số chia hết cho 2”. Ta có các trường hợp sau
Trường hợp 1, cả 3 tấm thẻ đánh số chẵn
Từ số 1 đến 100 có 50 tấm thẻ đánh số chẵn, chọn ra 3 tấm thẻ vậy số cách chọn là \(C_{50}^3\) = 19600 cách.
Trường hợp 2, chọn 2 tấm thẻ đánh số lẻ và 1 tấm thẻ đánh số chẵn.
Từ số 1 đến 100 có 50 tấm thẻ đánh số chẵn và 50 tấm thẻ đánh số lẻ, chọn ra 1 tấm tấm thẻ đánh số chẵn và 2 tấm thẻ đánh số lẻ, vậy số cách chọn là \(C_{50}^1.C_{50}^2\) = 61250.
Số phần tử của biến cố A là n(A) = 19600 + 61250 = 80850
Vậy xác suất của biến cố A là P(A) = \(\frac{{80850}}{{161700}} = \frac{1}{2}\) .====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm thẻ. Tìm xác suất để có 5 tấm thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng một tấm thẻ chia hết cho 10.
Câu hỏi:
Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm thẻ. Tìm xác suất để có 5 tấm thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng một tấm thẻ chia hết cho 10.
A. \(\frac{{99}}{{667}}\);
B. \(\frac{{98}}{{667}}\);
C. \(\frac{{97}}{{667}}\);
D. \(\frac{{96}}{{667}}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = \(C_{30}^{10} = 30045015\)(vì chọn 10 tấm thẻ trong 30 tấm thẻ).
Gọi A là biến cố lấy được 5 tấm thẻ mang số lẻ và 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng một tấm thẻ chia hết cho 10.
Công đoạn 1, lấy 5 tấm thẻ mang số lẻ có: \(C_{15}^5\) = 3003 (cách) (vì có 15 tấm thẻ đánh số lẻ và lấy ra 3 tấm thẻ).
Công đoạn 2, lấy 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có đúng một tấm thẻ chia hết cho 10 có: \(C_3^1C_{12}^4\) = 1485 (cách) (vì có 3 tấm thẻ đánh số chia hết cho 10 và lấy ra một tấm thẻ, có 12 tấm thẻ còn lại đánh số chẵn và lấy ra 4 tấm thẻ).
Số phần tử của biến cố A là: 3003.1485 = 4459455 (cách).
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = \(\frac{{4459455}}{{30045015}} = \frac{{99}}{{667}}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====